BÀI GỐC Tôi bị bẽ mặt vì vợ không biết cư xử

Tôi bị bẽ mặt vì vợ không biết cư xử

Bất kỳ người đàn ông nào cũng thấy thật hạnh phúc khi được "sang vì vợ" nhưng tôi lại thấy thật sự bị... bẽ mặt vì người vợ của mình.

37 Chia sẻ

Hãy cẩn trọng với cô thư ký của anh Đạt

,
Chia sẻ

(aFamily)- Một cô thư ký khéo léo là một người chỉ tinh tế vừa đủ với sếp chứ không phải đi sâu vào cuộc sống cá nhân của họ...

Chào các bạn,

Tôi đã đọc bài chia sẻ "Mát mặt vì cô thư ký khéo léo" của anh Đạt và muốn có đôi lời với anh.

Đầu tiên, qua lời kể của anh, em thừa nhận nếu em là nhà quản lý, em cũng mong có được một trợ thủ đắc lực, một cánh tay phải như cô thư ký của anh lắm. Anh thật may mắn vì có người chia sẻ công việc như vậy, thật may mắn vì được san sẻ bớt một nỗi lo của nhà quản lý trong việc "đối nội - đối ngoại" - một phần thực sự hóc búa. Thêm vào đó cô ấy còn có được sự chu đáo, tinh tế của một người phụ nữ khi chuẩn bị cả quà cho gia đình anh sau chuyến công tác - của - anh.

 Các chàng trai ạ, không nên quá tham lam muốn có một cô thư ký  đi sâu vào cuộc sống cá nhân của mình...
Thời lượng có hạn, trong nội dung chia sẻ, em muốn nhìn nhận vấn đề từ khía cạnh của một người con gái - theo đúng bản năng. Ở đây em chia sẻ là với anh nhé, thế nên em tiếp cận từ chính những lời của anh, còn nếu là chia sẻ với cô thư ký thì sẽ khác.

Em thấy bản thân cảm xúc trong anh có gì đó không ổn. Anh dành nhiều tình cảm cho cô thư ký quá mất rồi, đến mức muốn gào lên, đến mức viết nên thành một bài dài thật dài, cảm xúc thật cảm xúc... Có điều, ở hiện tại anh biết anh nên làm gì. Không phải em nhạy cảm quá hay không có niềm tin đâu nhé, anh sếp.

Em cũng là con gái, nếu là em, em sẽ không dành những cái nhìn tình ý, em cũng không "đánh đồng" "của em = của sếp" như cô thư ký đâu. Trong công việc, có những điều tinh tế nhưng không phải với hình thức quan tâm như vậy. Có nhiều cách quan tâm và tinh tế chứ đâu chỉ có thế?
 
Ví như chuyện đấu bóng, cô thư ký có thể đề cập thẳng như một đóng góp trong việc xây dựng quan hệ cấp trên – nhân viên, không nên bỏ tiền túi ra, ghi danh tên anh như vậy; hay chuyện anh đi công tác, em không rõ anh có biết mua quà gì cho vợ con không? Bảo vợ chồng có khi suồng sã quên mất, nhưng ít nhất cũng mua cho con được manh áo, tấm quần? Nếu không thì… em không còn gì để nói với anh (bố em là một người kinh doanh tư nhân nhỏ ở dưới quê, lần bố em làm việc trên HN về cũng biết nhờ một cô nào đó chọn hộ cho em 1 chiếc áo phông cơ đấy. Cách đây có đến gần chục năm rồi, em vẫn giữ chiếc áo ấy rất nâng niu).
 
Còn cô thư ký lại lanh lẹ hơn bằng việc “bao thầu” hoàn toàn. Tại sao cô ấy không nhắc khéo anh một chút, rằng anh mua gì cho chị nhà và các cháu. Anh đâu phải là một người thiếu sự lãng mạn và quan tâm, phải không? Ngay lúc ấy, anh có thể đột nhiên nghĩ tới việc mua cho vợ một chiếc áo ngủ có viền đăng ten hoặc một thứ gì khác (anh hiểu chị nhà mà). Chà, tưởng tượng gương mặt của vợ anh mà xem, chắc hẳn chị ấy sẽ rất hạnh phúc, hạnh phúc nhân gấp mấy lần vì được ăn bánh rùi này, lại còn được bonus thêm chiếc áo ngủ từ chồng yêu…

Em đọc được một câu châm ngôn rất hay rằng “nhận lời khen từ một việc không phải mình làm cũng bằng nhận được cái tát” đấy.

Thôi, túm lại là: Anh ạ, biết mình không nên tham lam là một điểm rất được của anh đấy nhé. Nhưng anh kéo nhỏ giới hạn của sự tham lam lại thì sẽ tuyệt vời hơn rất rất nhiều.

Thân ái!

Chia sẻ