Bố tôi "đổ vỏ" cho kẻ khác
(aFamily) - Hoá ra người vẫn nuôi dạy tôi khôn lớn không phải bố đẻ của tôi. Ông chỉ là người "đổ vỏ" cho kẻ khác - người đã khuyên mẹ tôi phá thai khi tôi đang lớn dần trong bụng mẹ và rồi cao chạy xa bay...
Tôi đã đọc câu chuyện của chị và nhận thấy việc có thai ngoài ý muốn cũng như cưới người này nhưng có thai với người khác đang xảy ra ngày càng nhiều trong xã hội hiện nay. Quả thật, tôi không dám khuyên chị phá thai hay lừa dối chồng chưa cưới của mình, chỉ xin kể ra đây câu chuyện mà tôi biết như một cách chia sẻ với chị. Tiêu đề bài chia sẻ là "Bố tôi" nhưng thật ra đó là câu chuyện của một người bạn thân của tôi chị ạ.
Thương là tên cô bạn gái cùng học lớp đại học với tôi, cô ấy hiền lành, dễ nhìn, học giỏi. Tuy nhiên ở lớp Thương lại thiếu sự hoà đồng, ít chơi với mọi người đặc biệt là con trai.
Thương lúc nào trông cũng buồn, vẻ mặt luôn thảng lên vẻ sợ sệt gì đó. Mấy thằng ác miệng lớp tôi bảo Thương bị lãnh cảm. Chỉ mình tôi là biết về Thương nhất, bạn ấy đang phải sống trong gò bó, chịu áp lực lớn từ một người có uy quyền trong gia đình. Cô đang chịu hậu quả từ cái lỗi mà không phải do Thương gây nên.
Thương sống cùng bố, mẹ và hai cậu em trai trong một gia đình bậc trung ở Hà Nội. Mẹ Thương là giáo viên mầm non, còn bố là giảng viên đại học, một cậu em học lớp 12, còn một cậu lớp 10.
Sự quản lý của bố mẹ đối với con cái là chuyện rất bình thường trong cuộc sống đặc biệt là lúc chúng ta mới lớn song việc giám sát chặt chẽ có phần thái quá của bố khiến Thương hoảng sợ. Suốt từ năm học lớp 11 cho đến mấy năm đại học, mọi mối quan hệ của Hương đều phải trình bày cho bố biết, chơi với ai, bạn nào, dù trai hay gái. Mỗi lần có bạn trai nào gọi điện hay đến nhà chơi, bố Thương lại hỏi như thẩm vấn “cậu tên gì, ở đâu, hỏi Thương làm gì…?”
Lúc đầu Thương thấy bình thường bởi bố quan tâm thì mới hỏi vậy, từ bé đến giờ bố luôn bảo ban, dạy dỗ cô đến nơi đến chốn. Bố lo cho Thương đủ thứ từ học hành, ăn uống, sinh hoạt sao cho Thương bằng bạn bè. Người ta bảo bố và con gái thường tình cảm, nhiều lúc muốn gần bố nói chuyện, hỏi han song ông luôn tạo ta khoảng cách thậm chí lạnh lùng, nghiêm khắc.
Vào đại học, Thuơng bắt đầu để ý hơn và nhận thấy cứ nhắc đến bạn trai là bố cô dị ứng liền. Cách hỏi như thẩm vấn của bố khiến nhiều bạn trai có ý định tìm hiểu Thương hay chỉ là bạn bè thông thường bắt đầu ái ngại rồi rút lui dần. Bản thân Thương cũng có cảm giác rụt rè khi tiếp xúc với bạn khác giới. Sự nghiêm khắc của bố làm thưong sợ hãi, chán nản. Rồi bức xúc, có hôm Thương hỏi “bố ơi, sao bố lại làm như thế, con lớn rồi, con phân biệt được ai là người tốt, người xấu chứ!”. Bố lạnh lùng “Bố làm vậy, cốt để con đừng đi vào vết xe đổ của…”. Bố dừng câu nói lấp lửng rồi nhìn sang mẹ cô thở dài.
Thương chẳng kịp hiểu gì, chỉ thấy mẹ cô đứng im như tượng, mắt bà rơm rớm. Gặng hỏi mãi nhưng mẹ cô chỉ trả lời “không có gì con ạ”!
Từ đó, Thương lánh dần con trai cũng chẳng cần chơi với ai, chỉ một vài đứa thân thân. Sống khép mình, không tình yêu cũng chẳng cho ai tìm hiểu. Ai hỏi, Thương lấp lửng “bố bảo sẽ tìm cho một người chồng tốt”.
Rồi một buổi chiều, có lẽ thương con gái nên mẹ Thương đã nói lên điều bí mật mà bà cất giấu hơn hai mươi năm nay.
Hoá ra bố đẻ cô đang ở đâu đó trong Nam, ông ấy ra Bắc công tác và trở thành mối tình đầu của mẹ cô lúc đó còn là sinh viên năm cuối. Khi Thương bắt đầu hình thành trong bụng mẹ thì ông ấy khuyên mẹ cô đi phá còn ông ấy lặn tuốt về Nam lấy vợ theo lệnh của gia đình và mất tăm từ đó.
Đúng lúc mẹ cô chán nản, đau khổ thì bố dượng cô bây giờ xuất hiện. Ông ấy thích mẹ cô từ lâu, biết hoàn cảnh lúc đó nhưng vẫn chấp nhận. Đám cưới hai người diễn ra khi mẹ Thương mang thai cô tròn tháng. Bố dượng cô biết cách để hợp thức hoá cái thai đó trước mặt họ hàng và mọi người, chỉ yêu cầu mẹ cô một điều duy nhất là sau này ông ấy toàn quyền dạy con theo ý ông ấy, mẹ cô tuyệt đối không được tham gia.
Hoá ra Thương và thằng Tú, thằng Tuệ em cô là chị em cùng cha khác mẹ. Người ta cứ trêu bố dượng cô rằng “hai thằng cu giống ông thế, sao cái Thương lại khác hẳn”. Những lúc như thế, ông toàn tìm cách lảng đi chỗ khác.
Bây giờ thì Thương đã hiểu thế nào là “vết xe đổ” mà bố dượng nói, Thương không hề giận mà chỉ thấy thương, thấy phục bố duợng. Cô day dứt cho mẹ bao nhiêu thì cũng xót xa cho mình bấy nhiêu!
Chị PMT à, tôi kể câu chuyện này ra đây có thể không giúp được chị lời khuyên song nó cho ta thấy trong cuộc đời mỗi con người đều có các tình huống khó xử. Bản thân người trong cuộc hiểu rõ nhất và sẽ biết cách xử lý tốt nhất.
Chúc chị sớm tìm ra lời giải!
Hoá ra người vẫn nuôi dạy tôi khôn lớn không phải bố đẻ của tôi. Ông chỉ là người "đổ vỏ" cho kẻ khác - người đó đã khuyên mẹ tôi phá thai khi tôi đang lớn dần trong bụng mẹ và rồi cao chạy xa bay... Tôi cảm thấy rất phục người bố dượng của mình. |
Thương lúc nào trông cũng buồn, vẻ mặt luôn thảng lên vẻ sợ sệt gì đó. Mấy thằng ác miệng lớp tôi bảo Thương bị lãnh cảm. Chỉ mình tôi là biết về Thương nhất, bạn ấy đang phải sống trong gò bó, chịu áp lực lớn từ một người có uy quyền trong gia đình. Cô đang chịu hậu quả từ cái lỗi mà không phải do Thương gây nên.
Thương sống cùng bố, mẹ và hai cậu em trai trong một gia đình bậc trung ở Hà Nội. Mẹ Thương là giáo viên mầm non, còn bố là giảng viên đại học, một cậu em học lớp 12, còn một cậu lớp 10.
Sự quản lý của bố mẹ đối với con cái là chuyện rất bình thường trong cuộc sống đặc biệt là lúc chúng ta mới lớn song việc giám sát chặt chẽ có phần thái quá của bố khiến Thương hoảng sợ. Suốt từ năm học lớp 11 cho đến mấy năm đại học, mọi mối quan hệ của Hương đều phải trình bày cho bố biết, chơi với ai, bạn nào, dù trai hay gái. Mỗi lần có bạn trai nào gọi điện hay đến nhà chơi, bố Thương lại hỏi như thẩm vấn “cậu tên gì, ở đâu, hỏi Thương làm gì…?”
Lúc đầu Thương thấy bình thường bởi bố quan tâm thì mới hỏi vậy, từ bé đến giờ bố luôn bảo ban, dạy dỗ cô đến nơi đến chốn. Bố lo cho Thương đủ thứ từ học hành, ăn uống, sinh hoạt sao cho Thương bằng bạn bè. Người ta bảo bố và con gái thường tình cảm, nhiều lúc muốn gần bố nói chuyện, hỏi han song ông luôn tạo ta khoảng cách thậm chí lạnh lùng, nghiêm khắc.
Vào đại học, Thuơng bắt đầu để ý hơn và nhận thấy cứ nhắc đến bạn trai là bố cô dị ứng liền. Cách hỏi như thẩm vấn của bố khiến nhiều bạn trai có ý định tìm hiểu Thương hay chỉ là bạn bè thông thường bắt đầu ái ngại rồi rút lui dần. Bản thân Thương cũng có cảm giác rụt rè khi tiếp xúc với bạn khác giới. Sự nghiêm khắc của bố làm thưong sợ hãi, chán nản. Rồi bức xúc, có hôm Thương hỏi “bố ơi, sao bố lại làm như thế, con lớn rồi, con phân biệt được ai là người tốt, người xấu chứ!”. Bố lạnh lùng “Bố làm vậy, cốt để con đừng đi vào vết xe đổ của…”. Bố dừng câu nói lấp lửng rồi nhìn sang mẹ cô thở dài.
Thương chẳng kịp hiểu gì, chỉ thấy mẹ cô đứng im như tượng, mắt bà rơm rớm. Gặng hỏi mãi nhưng mẹ cô chỉ trả lời “không có gì con ạ”!
Từ đó, Thương lánh dần con trai cũng chẳng cần chơi với ai, chỉ một vài đứa thân thân. Sống khép mình, không tình yêu cũng chẳng cho ai tìm hiểu. Ai hỏi, Thương lấp lửng “bố bảo sẽ tìm cho một người chồng tốt”.
Rồi một buổi chiều, có lẽ thương con gái nên mẹ Thương đã nói lên điều bí mật mà bà cất giấu hơn hai mươi năm nay.
Hoá ra bố đẻ cô đang ở đâu đó trong Nam, ông ấy ra Bắc công tác và trở thành mối tình đầu của mẹ cô lúc đó còn là sinh viên năm cuối. Khi Thương bắt đầu hình thành trong bụng mẹ thì ông ấy khuyên mẹ cô đi phá còn ông ấy lặn tuốt về Nam lấy vợ theo lệnh của gia đình và mất tăm từ đó.
Đúng lúc mẹ cô chán nản, đau khổ thì bố dượng cô bây giờ xuất hiện. Ông ấy thích mẹ cô từ lâu, biết hoàn cảnh lúc đó nhưng vẫn chấp nhận. Đám cưới hai người diễn ra khi mẹ Thương mang thai cô tròn tháng. Bố dượng cô biết cách để hợp thức hoá cái thai đó trước mặt họ hàng và mọi người, chỉ yêu cầu mẹ cô một điều duy nhất là sau này ông ấy toàn quyền dạy con theo ý ông ấy, mẹ cô tuyệt đối không được tham gia.
Hoá ra Thương và thằng Tú, thằng Tuệ em cô là chị em cùng cha khác mẹ. Người ta cứ trêu bố dượng cô rằng “hai thằng cu giống ông thế, sao cái Thương lại khác hẳn”. Những lúc như thế, ông toàn tìm cách lảng đi chỗ khác.
Bây giờ thì Thương đã hiểu thế nào là “vết xe đổ” mà bố dượng nói, Thương không hề giận mà chỉ thấy thương, thấy phục bố duợng. Cô day dứt cho mẹ bao nhiêu thì cũng xót xa cho mình bấy nhiêu!
Chị PMT à, tôi kể câu chuyện này ra đây có thể không giúp được chị lời khuyên song nó cho ta thấy trong cuộc đời mỗi con người đều có các tình huống khó xử. Bản thân người trong cuộc hiểu rõ nhất và sẽ biết cách xử lý tốt nhất.
Chúc chị sớm tìm ra lời giải!