BÀI GỐC Tôi có nên cho con gái đi thi Hoa hậu Việt Nam?

Tôi có nên cho con gái đi thi Hoa hậu Việt Nam?

(aFamily)- Chỉ còn 10 ngày nữa là hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoa hậu Việt Nam do báo Tiền phong tổ chức nhưng nhà tôi vẫn chưa quyết định cho cháu thi hay không...

11 Chia sẻ

Những cuộc thi “bề nổi”, chắc chắn có giải thì hẵng thi

,
Chia sẻ

(aFamily)- Hai người bạn tôi đều thất bại tại cuộc thi và có phản ứng khác nhau trước vấn đề này, nhưng cuộc sống của họ đều tệ hơn trước.

Không biết mọi người nghĩ sao, chứ bản thân tôi thì cho rằng: với những cuộc thi nặng về “bề nổi” thế này, chỉ nên thi khi khả năng thắng cao. Chứ thi hú họa, may rủi hoặc với tinh thần học hỏi thì không nên chút nào. Hệ lụy của những cuộc thi này khá lớn, nó không giống với việc ta đi thi học sinh giỏi hay tham gia một game show truyền hình nào đó. Nó có tác động rất lớn đến cuộc đời mỗi người. 

Hai người mà tôi sắp kể đây, một là bạn tôi, một là một người tôi có biết nhưng không quen. Cả hai đều đã tham gia cuộc thi hoa hậu này với sự nhiệt tình và háo hức tối đa, dù ban đầu cũng chỉ xác định “đi thi với tinh thần học hỏi”.
 
Nhưng khi bắt tay vào cuộc thi, càng ngày tham vọng của họ càng lớn lên, vì họ cũng đã ý thức hơn về nhan sắc của mình. Cùng với những buổi học trang điểm, việc khoác lên mình những bộ cánh mới, đẹp và lộng lẫy, họ biến thành con người khác hẳn. Chính họ cũng nhận thấy mình xinh lên. Người ngoài nhìn vào khen tới tấp, hi vọng ngày càng cao dần, chính họ cũng đặt quá nhiều niềm tin. 

Nhưng có quá nhiều lý do để thất bại: sự chuẩn bị không chu đáo, kinh phí đầu tư hẹn hẹp, lại thêm mặt bằng thí sinh cao, giữa một rừng hoa, đôi khi sự lựa chọn còn là may mắn. Hai người đều thất bại, họ có phản ứng khác nhau trước vấn đề này, nhưng cuộc sống của họ đều tệ hơn trước, một người co mình trong vỏ ốc, một người hạn chế tham gia tất cả những hoạt động bề nổi, họ không hề hoạt bát hay cởi mở hơn như họ từng nghĩ trước đó. 

Cô bạn tôi cho rằng, mình đã quá ảo tưởng, mình thật là kém, mình thật là xấu hổ. Trước đây, cô ấy tự tin về mình bao nhiêu thì giờ tự ti bấy nhiêu. Ngày trước, mỗi lần có phong trào văn nghệ của trường, lớp cô ấy đều tham gia, nhưng sau cuộc thi cô ấy trốn tránh hết. Gương mặt không còn vè tươi tắn, tự tin, lúc nào cũng ủ rũ. Tôi và nhiều người bạn khác thấy rằng, cô ấy xấu đi so với hồi chưa đi thi rất nhiều. 

Còn người mà tôi quen kia thì ban đầu không như vậy. Cô ấy vẫn tự tin, vẫn sôi nổi. Nhưng một vài câu nói ác ý của mấy người hay ghen ăn tức ở, hoặc sẵn không ưa nhau, họ mỉa mai, họ dè bỉu. Mỗi lần cô ấy định làm gì, họ đều tỏ ý ngăn cản. Như cuộc thi hoa khôi toàn ngành đợt ấy (khi cô ấy đã tốt nghiệp đại học), cô ấy định dự thi thì họ bảo: Đã thất bại rồi mà vẫn không chừa, tưởng mình đẹp lắm, vịt cứ tưởng mình là thiên nga cơ… Cô ấy đã bị sốc và đau đớn nhiều, sau đó tự ti và rơi vào tình trạng hệt như cô bạn tôi. 

Thế đấy, một cuộc thi rút cục chả mang lại điều gì tốt đẹp thì có nên không? Cái mất thì nhiều mà cái được đôi khi chẳng có gì. Theo tôi, cô Loan nên cân nhắc kỹ. Chỉ cần đầu tư cho học hành, tham gia những câu lạc bộ và các lớp kỹ năng sống cũng có thể giúp ích cho con gái cô rất nhiều trong cuộc sống, không cần thiết phải “dấn thân” như vậy. Nhiều con đường rất ngắn, rất đơn giản mà lại tới đích rất hiệu quả đó cô à.

Chia sẻ