BÀI GỐC Biếu Tết: Vợ tôi trọng bên ngoại, khinh bên nội

Biếu Tết: Vợ tôi trọng bên ngoại, khinh bên nội

(aFamily)- Vậy là cô ấy giấu tôi, mua ti vi cho nhà ngoại trong khi đó đưa ra hàng tá lý do để không phải mua máy giặt cho bố mẹ tôi...

25 Chia sẻ

Vợ tôi lại quan tâm nhà chồng hơn... nhà bố mẹ đẻ

,
Chia sẻ

(aFamily)- Mua sắm cái gì, vợ tôi cũng nghĩ ngay đến bố mẹ chồng. Trong khi bên đằng nhà mình thì gần như chỉ thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ chứ không mấy thiết tha.

Nói thì khó tin những sự thật trong gia đình tôi là vợ tôi cực kỳ "sính nội" mà không mấy khi quan tâm đến nhà ngoại như nhiều bà vợ khác vẫn làm. Mua sắm cái gì, vợ tôi cũng nghĩ ngay đến bố mẹ chồng. Tết nhất, biếu xén, kể cả đi công tác nước ngoài về, bao giờ quà của cô ấy dành cho bố mẹ tôi cũng hết sức chu đáo. Trong khi bên đằng nhà cô ấy thì gần như chỉ là thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ chứ không mấy thiết tha.

Sợ mấy hôm nữa mua bán đông đúc khó khăn, mấy cuối tuần gần đây vợ chồng tôi đã tranh thủ đi mua sắm đồ cho tết. Cô ấy chọn rất kỹ, nào là mẹ thích ăn món này, bố thích ăn món kia, còn những thứ này là để bố mẹ tiếp khách, lịch sự vừa đủ, không quá đắt (bố mẹ ở đây là bố mẹ tôi). Còn với bố mẹ vợ tôi, cô ấy không mua gì cả, bảo là sẽ mang biếu tiền ông bà, chứ chẳng biết ông bà thích cái gì, mua gì cũng bị chê, mua về không dùng thì phí ra. Thôi cứ biếu tiền để các cụ muốn sắm gì thì sắm.

Mẹ chồng – nàng dâu nhà tôi cực kỳ hợp nhau, có khi cô ấy còn hợp với mẹ tôi hơn cả em gái tôi. Hai mẹ con hay thủ thỉ tâm sự, hay đi mua sắm cùng, nhưng mẹ đẻ cô ấy thì tuyệt nhiên chẳng bao giờ. Cuối tuần rảnh rỗi cô ấy toàn đề nghị cả nhà về ông bà nội chơi, chẳng mấy khi nhắc đến qua đằng ngoại. Nếu tôi có bảo qua thì cô ấy cũng ngại ngần và rồi chỉ qua có một chút, kiểu như điểm danh mà thôi.

Chuyện gì cũng có căn nguyên của nó. Vợ tôi có một tuổi thơ khá vất vả. Bố cô ấy mất sớm, mẹ đi lấy chồng khác. Cảnh bố dượng – con vợ cũng chẳng tốt đẹp hơn mẹ ghẻ - con chồng bao nhiêu. Ông ấy hoàn toàn không yêu thương gì cô con gái của vợ, nhất là khi đứa con chung ra đời thì tình cảm càng nhạt và vị trí của cô ấy trong nhà càng giống một osin hơn. Không đi học thêm, không chơi bời, liên hoan, không đi dã ngoại, du lịch cùng lớp bao giờ. Hàng ngày, ngoài giờ đến lớp cô ấy phải trông em, nấu cơm, dọn nhà… vất vả vô cùng. Mẹ cô ấy cũng không hề bênh con, vào hùa với chồng mới đối xử với con gái như người dưng nước lã.

Năm đầu tiên thi đại học cô ấy trượt, bố dượng mẹ đẻ thở phào nhẹ nhõm vì không phải nuôi tiếp 4 năm và tuyên bố không cho cô ấy thi lại nữa. Một mình cô ấy đã phải tự thân vận động, làm thêm để có tiền ôn thi trong một năm ở nhà và suốt 4 năm đại học, hoàn toàn không có sự hỗ trợ từ gia đình. Dượng đã từng rủa xả cô ấy rằng: đời cô ấy sẽ chẳng bao giờ khá lên được, học làm gì cho phí cơm gạo. Bao nhiêu năm ở nhà là bấy nhiêu năm cô ấy nhẫn nhục chịu đựng.

Bây giờ, khi đã đi lấy chồng, có công ăn việc làm ổn định, đời sống khá thoải mái thì dượng và mẹ cô ấy lại trở nên dễ chịu, suốt ngày khen ngợi cô con gái mà họ từng coi như không có trên đời. Nhưng tất cả những thái độ ấy cũng chỉ để xin vợ tôi mua cho cái này, gợi ý vợ tôi mua cho cái kia mà thôi. Lúc sang chơi có quà thì vui vẻ, lúc không có quà thì mặt nặng mày nhẹ. Tôi là con rể, thấy nhưng không dám nói và tôi cũng biết thừa vợ tôi nhận thấy điều đó nên khá chán nản. Tôi toàn động viên vợ bỏ qua, dẫu sao đó cũng là mẹ ruột mình, là em mình. Vợ tôi cười buồn bảo: “Vâng, em vẫn làm tròn nghĩa vụ mà, chỉ không thể yêu thương nổi mà thôi”.

Chia sẻ