BÀI GỐC Tôi không thể chịu đựng... bố mẹ đẻ

Tôi không thể chịu đựng... bố mẹ đẻ

Mối quan hệ giữa tôi và bố mẹ đã mâu thuẫn từ lâu lắm rồi. Chỉ có điều đến giờ tôi không còn chịu đựng nổi nữa.

17 Chia sẻ

Hầu hết các gia đình nông thôn đều như vậy cả, Mỹ An ạ!

,
Chia sẻ

(aFamily)- Kết quả là bây giờ tôi đang học ở Mỹ nhờ một học bổng. Tất cả là nhờ những năm tháng khó khăn đã rèn luyện ý chí của tôi.

Chia sẻ với tác giả Mỹ An trong bài "Tôi không thể chịu đựng... bố mẹ đẻ",

Tôi đoán bạn sinh ra ở một vùng quê vì những trải nghiệm của bạn rất giống với của tôi khi còn nhỏ. Bố mẹ tôi, từ khi tôi biết lưu giữ ký ức tới giờ, thì hình như chưa bế tôi một lần nào. Thay vào đó là để tôi chơi với 5 anh chị em tôi.

Chúng tôi phải làm việc hết sức vất vả ngay từ khi chưa đi học. Trời mưa bão hay gió rét, chúng tôi vẫn lội ruộng chăn vịt hay cắt cỏ, chăn trâu, làm đồng trong khi bố tôi thì ở nhà nhắm rượu với thịt vịt. Khi chúng tôi về thì chỉ còn cổ cánh và nước :).

Tôi vẫn nhớ nhiều trận đòn của bố và mẹ tôi. Có lần, tôi làm hỏng tivi, bố tôi lôi tôi ra ngoài giếng đánh ngất đi rồi giội nước đánh tiếp. Lần khác, tôi làm không theo ý, bố tôi đứng từ xa ném hòn gạch khá to vào người tôi. Ông không bao giờ dùng các cách đánh thông thường như các bậc cha mẹ khác mà luôn dùng đòn gánh (loại gậy rất to), đá, gạch, nắm đấm hay thậm chí cả dao để dọa.

Còn những trận chửi bới của mẹ tôi vẫn còn ám ảnh tôi đến tận những năm học cấp ba, khi tôi sống một mình xa nhà hàng chục cây số. Khi đó, đang ngủ trong phòng mà thoáng nghe thấy tiếng nói to của một người đi đường là tôi lại giật mình cứ ngỡ mình vẫn đang ở nhà. Anh em chúng tôi đã tự tạo ra một câu để nói với nhau về mẹ, đó là: tiếng đi như voi giậm, tiếng nói như hổ gầm. Đó là khi tôi còn nhỏ cho tới khi tôi học cấp 1.
Đến năm cấp 2, quê tôi bùng lên phong trào học tập. Ai cũng muốn con cái mình xuất sắc ở lớp để hãnh diện với bà con hàng xóm. Đương nhiên là bố mẹ tôi cũng như vậy. Họ đặt ra khá nhiều mục tiêu, có cả thưởng lẫn phạt. Nhưng công việc thì vẫn thế, giống như các gia đình khác ở nông thôn. Tất cả phải tham gia công việc đồng áng, bất kể tuổi tác.

Để giảm áp lực, tôi đã nói thẳng với bố mẹ tôi rằng, nếu muốn tôi học tốt thì phải giảm bớt công việc. Và thế là nhà tôi bán hết lợn, gà, vịt, và làm ít ruộng.Nhưng từ đó, trách nhiệm của tôi nặng nề hơn. Họ giám sát từng phút tôi học bài. Nhiều lúc buồn ngủ và chán nản quá nhưng vẫn phải cố ngồi học. Mới đầu là gượng ép, nhưng sau đó tôi tự nhận thức được trách nhiệm với gia đình nên đã không còn chuyện gượng ép. Và kết quả là bây giờ tôi đang học ở Mỹ nhờ một học bổng. Tất cả là nhờ những năm tháng khó khăn đã rèn luyện ý chí của tôi. Vấn đề là bạn phải tỉnh táo. Phải không ngừng cập nhật thông tin, suy nghĩ toàn diện và tự đánh giá được mức độ hành vi của mình và người khác.

Trong trường hợp của bạn Mỹ An, tôi thấy sự việc chưa trầm trọng đâu. Bạn hoàn toàn có thể chủ động. Chính hoàn cảnh nông thôn đã tạo ra như vậy. Bạn chắc vẫn chưa hiểu hết mối quan tâm của bố mẹ. Thay vì cố gắng để tránh tiếp xúc với bố mẹ, bạn có thể không cần quan tâm tới những thành kiến của họ. Chỉ cần bạn phấn đấu cho tương lai của mình. Sống có trách nhiệm. Tự khắc ngày nào đó họ sẽ hiểu ra, mà kể cả họ vẫn như thế thì cũng không ảnh hưởng tới bạn nữa vì khi đó đã biết mình cần quan tâm tới điều gì hơn.

Chia sẻ