BÀI GỐC Tôi không thể chịu đựng... bố mẹ đẻ

Tôi không thể chịu đựng... bố mẹ đẻ

Mối quan hệ giữa tôi và bố mẹ đã mâu thuẫn từ lâu lắm rồi. Chỉ có điều đến giờ tôi không còn chịu đựng nổi nữa.

17 Chia sẻ

Bạn Pentium nên đọc kỹ bài để không hiểu nhầm ý người khác

,
Chia sẻ

(aFamily)- Sau gần một tuần vắng mặt, tôi mới lên lại trang afamily thì tình cờ đọc bài của bạn và thực sự không hiểu bạn đang nói gì....

Chào bạn Pentium,

Lần đầu đọc bài của bạn, tôi mơ hồ khó hiểu, và tự hỏi mình không biết bạn có đang viết bình luận về bài tôi chia sẻ với bạn Mỹ An không nữa? Để đảm bảo chắc chắn, tôi đã đọc lại bài của tôi 2 lần và sau đó đọc lại bài của bạn thêm 1 lần nữa. Tôi đi đến kết luận là bạn thực sự không hiểu ý và cũng không cảm nhận được giọng điệu  của bài tôi viết. Bạn chỉ hiểu theo kiểu hình dung ra ý người viết mà không hề bám vào từ ngữ, và cũng không hề đặt mình ở một góc độ trực quan để đánh giá. 

Tôi xin đi vào chi tiết. Vào đầu bài viết của bạn, bạn nhắc lại nhiều lần phụ từ "đều" mà bạn cứ khăng khăng là tôi đã dùng nó. Ngay từ đầu tôi đã nghi ngờ, và sau khi đọc lại bài viết của tôi, tôi không hề thấy mình đã dùng từ đó. Tên bài viết của tôi rất rõ ràng: Hầu hết các gia đình nông thôn đều như thế cả, Mỹ An ạ?

Kết luận, bạn đã suy diễn từ "hầu hết" của tôi thành từ "đều". Như vậy gọi là "xuyên tạc".

Thứ hai, bạn "cực lực phản đối" ý kiến của tôi rằng ở nông thôn mọi người phải làm việc vất vả, và bạn đưa ra dẫn chứng là bạn của bạn cũng sinh ra ở nông thôn nhưng không phải làm việc vất vả vì bố mẹ bạn ấy đã làm  hết cho bạn ấy. Tôi cho rằng ý kiến của bạn mới chỉ nằm nhỏ gọn trong trường hợp của bạn ấy. Còn nếu xét toàn cảnh nông thôn Việt Nam thì chưa đúng. Để kiểm chứng, xin bạn hãy hỏi 10 người mà bạn biết xuất thân từ nông thôn xem họ nghĩ gì về công việc nhà nông? và họ có mong ước thoát khỏi nó không?

Ngay cả trong câu bạn nói, tôi cũng thấy có cái gì đó không logic.

"Vấn đề anh nói ở nông thôn phải làm nhiều việc, vất vả, tôi cực lực phản đối. Tôi cũng là người ở nông thôn, cuộc sống ở quê dĩ nhiên không bằng được thành phố, điều kiện sống hạn chế hơn. Nhưng “con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo” cơ mà." (Pentium). 

Tôi thấy câu cuối ở trên không những không bổ sung ý cho hai câu đầu mà còn làm cho ý bạn muốn diễn đạt trở nên mâu thuẫn nhau. Và một lần nữa, bạn lại xuyên tạc ý của tôi vì tôi không hề có ý chê bai các gia đình nông thôn. Ngược lại, kể từ khi nhận thức được nhiều điều, tôi luôn cảm thấy mình đã may mắn được sinh ra ở nông thôn. Chính hoàn cảnh đó đã nuôi dưỡng tâm hồn của tôi, và làm giúp tôi yêu đất nước và con người Việt Nam hơn. Họ là những con người cần cù, chân chất và mộc mạc. Nhiều khi tôi vui mừng vì thấy đất nước phát triển nhưng trong sâu thẳm, tôi cảm thấy hơi buồn vì những cảnh đồng quê đẹp và giản dị, thứ luôn lưu giữ trong ký ức tuổi thơ của tôi, sẽ biến mất.

Thứ 3, tôi không hề đề cập đến trình độ văn hóa gì trong bài viết của tôi cả. Tôi chỉ trình bày sự thật tôi trải nghiệm ở gia đình tôi và những gì tôi chứng kiến ở các gia đình khác cùng quê. Những gì tôi kể ra trong bài viết chỉ mới là một phần nhỏ trong số đó. Còn nhiều điều tồi tệ hơn nữa. Anh trai tôi không dưới 3 lần tìm đến cái chết, Bản thân tôi nhiều lần có ý định bỏ nhà ra đi. Các em gái tôi từ ngoan ngoãn dễ thương trở thành bướng bỉnh và căm thù bố mẹ. Tất cả là do cách dạy con của bố mẹ tôi. Trong thôn xóm của tôi, có vài trường hợp thanh niên đã sắp đến tuổi lấy vợ mà lại tự tử chỉ vì những câu chửi bới của người thân.

Thứ 4, trong bài viết của tôi, tôi khẳng định không hề có một thành kiến hay thái độ tiêu cực. Xin bạn hãy đọc lại để hiều rõ. Hãy thử đặt mình vào vị trị của tôi, người vừa thoát khỏi "tù ngục" gia đình, và kể về những năm tháng trải nghiệm đó. Tôi nghĩ cũng khó mà lạc quan hơn. Tôi tự cho mình như vậy, vì thực sự tôi nghĩ mình như vậy.

Thứ 5, trong bài viết của tôi không hề có sự so sánh thành thị-nông thôn, mà tôi chỉ nêu lên sự thật ở nông thôn. Một lần nữa, bạn lại xuyên tạc ý của tôi, làm cho độc giả nào đọc bài của bạn mà không đọc bài của tôi sẽ tưởng là tôi đầy thành kiến cá nhân lệch lạc.

Xin bạn hãy đọc phần cuối bài trước tôi viết, trong đó tôi khuyên bạn Mỹ An là hãy suy nghĩ toàn diện, sống có trách nhiệm, phấn đấu vì tương lai của bản thân sau này; một ngày nào đó, bố mẹ bạn sẽ hiểu ra. Lý do tôi đưa ra lời khuyên như vậy là vì, chính bản thân tôi đã thực hành nó và có thể nói là tôi đã thành công.

Thêm nữa, tôi cũng phát hiện ra rằng trong khi bố mẹ bạn Mỹ An luôn so sánh bạn Mỹ An với con cái của những người khác để lấy cớ trách mắng bạn, thì chính bạn Mỹ An lại cũng đem bố mẹ ra để so sánh với bố mẹ người khác. Đó chính là điều làm cho quan hệ gia đình thêm căng thẳng. Thay vì so sánh, bạn ấy có thể tự mình chủ động thay đổi cách nghĩ, dẫn đến thay đổi cách làm và kết quả sẽ khả quan

Điều cuối cùng tôi chỉ ra ở đây là, bản thân tôi thấy mình dùng danh xưng "họ" thay cho bố và mẹ không có sắc thái ý nghĩa tiêu cực nào cả. "Họ" là một đại từ danh xưng phổ biến và không mang thái độ chủ quan nào cả. Tôi nghĩ chắc các độc giả Afamily cũng nghĩ như tôi.

Vài điều góp ý với bạn. Mong bạn lần sau đọc kỹ tài liệu gốc trước khi viết bình luận, cho dù bạn đang viết luận văn đại học hay một phát ngôn bình thường hằng ngày, để câu thành ngữ "miệng lưỡi thế gian" không còn chỗ đứng.

Chia sẻ