BÀI GỐC Tôi "phát điên" khi chồng thất nghiệp

Tôi "phát điên" khi chồng thất nghiệp

(aFamily)-Tôi nói nếu anh cứ thất nghiệp như thế thì bao khoản chi phí sắp tới làm thế nào? Chồng tôi buông lời cộc lốc: “Im đi, lải nhải điếc tai”.

17 Chia sẻ

Việc SM "điên lên" khi chồng thất nghiệp chẳng có gì là sai

,
Chia sẻ

(aFamily)- Lúc vợ con đang trông chờ vào mình, anh ấy bỏ việc là không biết nghĩ tới vợ con.

Tôi không trách cứ những gì SM đã làm với chồng trong bài viết: “Tôi "phát điên" khi chồng thất nghiệp”

Thân gửi mọi người đã từng viết bài chia sẻ cùng tác giả SM

Tôi thấy dường như mọi người đang đứng về phía người chồng rất nhiều. Bài viết nào cũng lên tiếng ủng hộ người đàn ông, chê bai, trách cứ người vợ. Tại sao mọi người có thể bất công đến thế? Không thử đặt mình vào vị trí SM thử xem, liệu các bạn có bình tĩnh được như lúc các bạn nói không?

Một người phụ nữ làm nhiệm vụ thu vén cho gia đình, làm sao không khỏi lo lắng khi trong nhà không có tiền tiết kiệm, một đứa con sắp vào lớp một, bản thân mình đang mang thai đứa thứ hai cũng sắp chào đời. Bao nhiêu khoản tiền cần chi chứ có ít đâu. Mọi mâu thuẫn phát sinh trong gia đình hầu như đều có thể quy về tài chính. Khi tài chính không được đảm bảo, ai có thể yên tâm được? Nhất là khi người đàn ông trụ cột của gia đình, “cần câu cơm” chính lại đùng đùng bỏ việc vì một nguyên nhân mang nặng tính cá nhân ích kỷ, hỏi sao vợ không bực cơ chứ?

Nào, mọi người thử xem lại bản thân chồng SM đi đã? Thời điểm này, anh ta bỏ việc có xứng đáng không? Tại sao không bỏ việc từ những lần trước đi, những lúc ấy đâu có nhiều ràng buộc như bây giờ. Chọn đúng thời điểm gia đình “căng” về tài chính nhất để bỏ việc. Anh ấy đã suy nghĩ thấu đáo chưa? Chính vì vậy, SM mới sốt ruột, việc hỏi han chồng là hoàn toàn hợp lý.

Chồng SM vốn ương bướng và bảo thủ, bỏ việc cũng có ít nhiều lỗi của anh ta, không thể đổi cho sếp anh ta hết được. Chúng ta ai chẳng hiểu đi làm thuê thì sếp là to nhất, nhân viên phải phục tùng tuyệt đối. Chẳng ai vừa ý với sếp cả song vẫn phải cố mà sống.

 
Hơn nữa, công việc của anh ta lương cũng đủ nuôi gia đình. Lúc vợ con đang trông chờ vào mình, anh ấy bỏ việc là không biết nghĩ tới vợ con. Đáng ra khi vợ hỏi, anh ta cần phải biết nói sao để vợ hiểu ra, biết an ủi vợ vì chuyện đã làm để vợ yên tâm. Đằng này, anh ta không chịu nói, thái độ như vậy, một người chửa lại rất dễ bực tức, làm sao có thể mềm mỏng được?

Hành động tiếp theo là thay vì đi tìm công việc, anh ta lại rượu chè bê bết, về nhà nồng nặc hơi men. Vợ hỏi han thì buông lời cộc lốc, hằn học. Như vậy, làm sao có thể trách SM vô tâm và không biết điều.

Chính sự bất hợp tác, bất chia sẻ của chồng khiến cho người vợ ức chế, không có chỗ giải tỏa nên khi người dì của chồng đến nhà chơi, việc SM bùng phát cảm xúc, ưa kể lể là điều khó tránh khỏi. Có thể không ai tán thành cách xử sự ấy nhưng nếu ở trong hoàn cảnh của SM, mọi người sẽ biết nó khó khăn thế nào?

Một người đàn ông nếu chỉ vì mấy lời bộc phát của vợ mà thành ra phó mặc mọi thứ, không còn ý thức cầu tiến, trốn vào rượu chè, phải chăng quá thiếu bản lĩnh?

Vậy thử hỏi, trong câu chuyện của SM, người chồng hay người vợ có lỗi nhiều hơn? Mong mọi người cùng suy xét và có cái nhìn độ lượng, khách quan hơn với những người trong cuộc. Đừng nhất bên trọng, nhất bên khinh.

Chẳng nhẽ đàn bà lúc nào cũng có lỗi và phải chịu thiệt hoài sao?

Chia sẻ