Những điều chị em nên biết khi sử dụng sữa chua (P.1)
Sữa chua là thực phẩm giàu dinh dưỡng, tuy nhiên nếu không được sử dụng đúng cách, nó sẽ không mang lại giá trị sức khỏe như bạn mong muốn.
Dưới đây là những điều mà chị em nên biết khi sử dụng sữa chua.
1. Sữa, sữa chua ăn và sữa chua dạng uống khác nhau
Sữa chua phong phú về chủng loại nhưng hàm lượng của chúng không giống nhau. Có quan niệm cho rằng sữa chua có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn sữa, nhưng trên thực tế hàm lượng dinh dưỡng của hai loại là như nhau, chỉ có điều sữa chua dễ được hấp thụ và tiêu hóa hơn.
Sữa chua ăn thực chất là sữa bò tươi được cho lên men với các chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột (Lactobacillus bulgaricus). Chúng chuyển dưỡng sữa thành lactic, tạo ra độ chua hấp dẫn. Trong khi đó ở sữa chua uống, các vi khuẩn axit lactic không còn.
Thành phần dinh dưỡng của sữa chua uống và sữa chua ăn cũng khác nhau. Dinh dưỡng trong sữa chua uống chỉ bằng 1/3 sữa chua ăn. Trong quy định của ngành công nghiệp sữa, 100g sữa chua đòi hỏi hàm lượng protein ≥ 2-9g, còn hàm lượng protein của sữa chua uống chỉ khoảng 1g.
Tóm lại, sữa chua dạng uống có hiệu quả làm dịu nhanh chóng cơn khát nước nhưng về giá trị dinh dưỡng, nó không thể thay thế sữa và sữa chua ăn.
Hiện nay, trên thị trường có bày bán rất nhiều các sản phẩm sữa chua dạng nước. Thành phần chủ yếu của thức uống này là sữa bò hoặc bột sữa, đường, axit chua, axit chanh hoặc axit táo, hương liệu, chất bảo quản... Nhưng những loại sữa này lại không hề có tác dụng bảo vệ sức khỏe như sữa chua. Vì vậy bạn hãy là người nội trợ thông minh, chọn lựa kĩ trước khi mua sản phẩm sữa chua.
2. Lượng sữa chua mỗi ngày bao nhiêu là thích hợp?
Một ly sữa vào buổi sáng và một cốc sữa chua vào buổi chiều tối là lý tưởng nhất. Nhưng một số người đặc biệt thích sữa chua, vì vậy họ thường ăn theo sở thích mà không biết rằng nếu ăn nhiều và thường xuyên ngay sau bữa ăn có thể gây tăng cân. Bởi vì bản thân sữa chua có chứa một nguồn năng lượng nhất định, ăn sữa chua ngay sau bữa ăn tương đương với việc bổ sung một lượng calo cho cơ thể. Đối với những người khỏe mạnh, có thể tiếp nhận 250-500g sữa chua mỗi ngày là thích hợp. Thời điểm ăn tốt nhất là nửa giờ hoặc một giờ sau bữa ăn để hỗ trợ cho hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột, cải thiện sức khỏe.
3. Không thể trộn và kết hợp sữa chua với tất cả các loại thực phẩm
Kết hợp sữa chua với nhiều loại thực phẩm là rất tốt, đặc biệt là trong bữa ăn sáng, bạn có thể ăn với bánh mỳ, đồ ăn nhẹ… vì nó làm phong phú hàm lượng dinh dưỡng. Nhưng không thể kết hợp sữa chua với xúc xích, thịt xông khói hay các loại thịt chế biến sẵn (đồ hộp) với hàm lượng chất béo cao. Các loại thịt chế biến sẵn sẽ sản sinh ra nitrate/nitrite khi nitrite kết hợp với nitrosamine trong sữa chua sẽ trở thành một chất gây ung thư.
Sữa chua cũng không nên dùng đồng thời với một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc có chứa chloramphenicol, erythromycin và các thuốc kháng sinh khác vì chúng có thể “giết chết” hay gây thiệt hại cho các vi khuẩn axit lactic trong sữa chua.
Nếu bạn là người yêu thích sữa chua. Bạn chỉ cần ghi nhớ rằng, sữa chua phù hợp với các loại thực phẩm chứa tinh bột như cơm, mì, bánh bao, bánh mì...
4. Sữa chua vừa có thể giảm cân vừa có thể làm tăng cân
Sữa chua cũng có tác dụng giảm cân phần nào, bởi vì nó chứa một lượng lớn các vi khuẩn axit lactic, giúp điều chỉnh sự cân bằng cơ thể một cách hiệu quả, thúc đẩy nhu động ruột đường tiêu hóa để giảm táo bón. Vì táo bón lâu dài cũng có thể khiến bạn tăng cân.
Sữa chua cũng đem lại cảm giác viên mãn, uống sữa chua khi đói có thể giảm bớt sự thèm ăn tức thời, do đó giảm lượng thức ăn của bữa ăn kế tiếp.
Tuy nhiên, bạn đừng quên bản thân sữa chua cũng có thể gây tăng cân nếu bạn ăn không đúng thời điểm. Cách tốt nhất là bạn nên lựa chọn sữa chua có hàm lượng calo thấp để không làm tích tụ chất béo trong cơ thể.
5. Không ăn sữa chua lúc đói
Khi bạn đang đói, bạn thường ngay lập tức vớ lấy một cốc sữa chua để ăn. Lúc này, cơ thể háo nước của bạn có thể được giảm bớt cảm giác đói, nhưng việc dùng sữa chua để lấp đầy dạ dày của mình không phải là một cách hay. Khi đói, nồng độ axit trong dạ dày cao, vi khuẩn axit lactic trong sữa chua khi được đưa vào cơ thể sẽ dễ dàng bị các axit mạnh ở đây “giết chết”, vì thế vai trò “chăm sóc sức khỏe” của nó sẽ giảm đáng kể. Ăn sữa chua khi đói còn tăng nguy cơ bị các bệnh dạ dày.
6. Thời điểm ăn sữa chua thích hợp nhất
Thời điểm ăn sữa chua thích hợp nhất là 1 đến 2 giờ sau bữa ăn, vì lúc này dịch vị dạ dày đã bị pha loãng, độ pH của dạ dày thích hợp nhất. Ngoài ra, cũng không nên dùng sữa chua sau bữa ăn tối (đặc biệt sau đó lại không đánh răng) vì một số vi khuẩn và axit trong sữa chua có thể gây hại cho răng.
7. Sữa chua không phù hợp với tất cả mọi người
Về căn bản, sữa chua là tốt nhưng không phải tất cả mọi người đều thích hợp để dùng sữa chua. Những người bị tiêu chảy hoặc mắc bệnh đường ruột ăn sữa chua có thể gây tổn thương cho đường tiêu hóa. Những người có bệnh tiểu đường, viêm túi mật, xơ vữa động mạch và viêm tụy thì tốt nhất không nên ăn sữa chua có đường vì nó có thể khiến cho các triệu chứng bệnh trầm trọng hơn.
Nhóm được khuyến khích dùng sữa chua là những người thường xuyên uống rượu, hút thuốc, làm việc nhiều với máy tính, bệnh nhân bị táo bón, dùng thuốc kháng sinh, bị loãng xương và có bệnh tim mạch...
1. Sữa, sữa chua ăn và sữa chua dạng uống khác nhau
Sữa chua phong phú về chủng loại nhưng hàm lượng của chúng không giống nhau. Có quan niệm cho rằng sữa chua có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn sữa, nhưng trên thực tế hàm lượng dinh dưỡng của hai loại là như nhau, chỉ có điều sữa chua dễ được hấp thụ và tiêu hóa hơn.
Sữa chua ăn thực chất là sữa bò tươi được cho lên men với các chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột (Lactobacillus bulgaricus). Chúng chuyển dưỡng sữa thành lactic, tạo ra độ chua hấp dẫn. Trong khi đó ở sữa chua uống, các vi khuẩn axit lactic không còn.
Thành phần dinh dưỡng của sữa chua uống và sữa chua ăn cũng khác nhau. Dinh dưỡng trong sữa chua uống chỉ bằng 1/3 sữa chua ăn. Trong quy định của ngành công nghiệp sữa, 100g sữa chua đòi hỏi hàm lượng protein ≥ 2-9g, còn hàm lượng protein của sữa chua uống chỉ khoảng 1g.
Tóm lại, sữa chua dạng uống có hiệu quả làm dịu nhanh chóng cơn khát nước nhưng về giá trị dinh dưỡng, nó không thể thay thế sữa và sữa chua ăn.
2. Lượng sữa chua mỗi ngày bao nhiêu là thích hợp?
Một ly sữa vào buổi sáng và một cốc sữa chua vào buổi chiều tối là lý tưởng nhất. Nhưng một số người đặc biệt thích sữa chua, vì vậy họ thường ăn theo sở thích mà không biết rằng nếu ăn nhiều và thường xuyên ngay sau bữa ăn có thể gây tăng cân. Bởi vì bản thân sữa chua có chứa một nguồn năng lượng nhất định, ăn sữa chua ngay sau bữa ăn tương đương với việc bổ sung một lượng calo cho cơ thể. Đối với những người khỏe mạnh, có thể tiếp nhận 250-500g sữa chua mỗi ngày là thích hợp. Thời điểm ăn tốt nhất là nửa giờ hoặc một giờ sau bữa ăn để hỗ trợ cho hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột, cải thiện sức khỏe.
3. Không thể trộn và kết hợp sữa chua với tất cả các loại thực phẩm
Kết hợp sữa chua với nhiều loại thực phẩm là rất tốt, đặc biệt là trong bữa ăn sáng, bạn có thể ăn với bánh mỳ, đồ ăn nhẹ… vì nó làm phong phú hàm lượng dinh dưỡng. Nhưng không thể kết hợp sữa chua với xúc xích, thịt xông khói hay các loại thịt chế biến sẵn (đồ hộp) với hàm lượng chất béo cao. Các loại thịt chế biến sẵn sẽ sản sinh ra nitrate/nitrite khi nitrite kết hợp với nitrosamine trong sữa chua sẽ trở thành một chất gây ung thư.
Sữa chua cũng không nên dùng đồng thời với một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc có chứa chloramphenicol, erythromycin và các thuốc kháng sinh khác vì chúng có thể “giết chết” hay gây thiệt hại cho các vi khuẩn axit lactic trong sữa chua.
Nếu bạn là người yêu thích sữa chua. Bạn chỉ cần ghi nhớ rằng, sữa chua phù hợp với các loại thực phẩm chứa tinh bột như cơm, mì, bánh bao, bánh mì...
4. Sữa chua vừa có thể giảm cân vừa có thể làm tăng cân
Sữa chua cũng có tác dụng giảm cân phần nào, bởi vì nó chứa một lượng lớn các vi khuẩn axit lactic, giúp điều chỉnh sự cân bằng cơ thể một cách hiệu quả, thúc đẩy nhu động ruột đường tiêu hóa để giảm táo bón. Vì táo bón lâu dài cũng có thể khiến bạn tăng cân.
Sữa chua cũng đem lại cảm giác viên mãn, uống sữa chua khi đói có thể giảm bớt sự thèm ăn tức thời, do đó giảm lượng thức ăn của bữa ăn kế tiếp.
Tuy nhiên, bạn đừng quên bản thân sữa chua cũng có thể gây tăng cân nếu bạn ăn không đúng thời điểm. Cách tốt nhất là bạn nên lựa chọn sữa chua có hàm lượng calo thấp để không làm tích tụ chất béo trong cơ thể.
5. Không ăn sữa chua lúc đói
Khi bạn đang đói, bạn thường ngay lập tức vớ lấy một cốc sữa chua để ăn. Lúc này, cơ thể háo nước của bạn có thể được giảm bớt cảm giác đói, nhưng việc dùng sữa chua để lấp đầy dạ dày của mình không phải là một cách hay. Khi đói, nồng độ axit trong dạ dày cao, vi khuẩn axit lactic trong sữa chua khi được đưa vào cơ thể sẽ dễ dàng bị các axit mạnh ở đây “giết chết”, vì thế vai trò “chăm sóc sức khỏe” của nó sẽ giảm đáng kể. Ăn sữa chua khi đói còn tăng nguy cơ bị các bệnh dạ dày.
Thời điểm ăn sữa chua thích hợp nhất là 1 đến 2 giờ sau bữa ăn, vì lúc này dịch vị dạ dày đã bị pha loãng, độ pH của dạ dày thích hợp nhất. Ngoài ra, cũng không nên dùng sữa chua sau bữa ăn tối (đặc biệt sau đó lại không đánh răng) vì một số vi khuẩn và axit trong sữa chua có thể gây hại cho răng.
7. Sữa chua không phù hợp với tất cả mọi người
Về căn bản, sữa chua là tốt nhưng không phải tất cả mọi người đều thích hợp để dùng sữa chua. Những người bị tiêu chảy hoặc mắc bệnh đường ruột ăn sữa chua có thể gây tổn thương cho đường tiêu hóa. Những người có bệnh tiểu đường, viêm túi mật, xơ vữa động mạch và viêm tụy thì tốt nhất không nên ăn sữa chua có đường vì nó có thể khiến cho các triệu chứng bệnh trầm trọng hơn.
Nhóm được khuyến khích dùng sữa chua là những người thường xuyên uống rượu, hút thuốc, làm việc nhiều với máy tính, bệnh nhân bị táo bón, dùng thuốc kháng sinh, bị loãng xương và có bệnh tim mạch...