6 sai lầm khi ăn sữa chua
Nhiều bạn cho rằng ăn càng nhiều sữa chua càng tốt nhưng quan niệm này hoàn toàn sai lầm.
Sữa chua là thực phẩm giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên nếu không được sử dụng đúng cách, nó sẽ không mang lại giá trị dinh dưỡng như bạn mong muốn. Sữa chua là thực phẩm dinh dưỡng được nhiều chị em tin dùng, tuy nhiên nếu bạn sử dụng không hợp lý thì không chỉ không phát huy được tác dụng của sữa chua mà còn gây hại cho sức khỏe.
Sai lầm thứ nhất:
Ngày nay trên thị trường không chỉ bày bán các sản phẩm sữa chua mà ngày càng xuất hiện nhiều các loại nước sữa chua. Nhiều bạn vẫn cho rằng các loại nước sữa chua cũng giống như sữa chua nhưng hoàn toàn không phải thế. Nước sữa chua cũng giống như các sản phẩm nước giải khát, hàm lượng dinh dưỡng của nó chỉ bằng 1/3 hàm lượng dinh dưỡng có trong sữa hay sữa chua.
Sai lầm thứ hai:
Sai lầm thứ ba:
Có quan niệm cho rằng sữa chua có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn sữa tuy nhiên trên thực tế hàm lượng dinh dưỡng của hai loại là như nhau nhưng sữa chua dễ được hấp thụ và tiêu hóa hơn.
Sai lầm thứ tư:
Sữa chua kết hợp với một số loại thực phẩm sẽ mang lại giá trị dinh dưỡng cao hơn ví dụ như sữa chua ăn kèm dâu tây, bánh mì, bánh bao tuy nhiên nếu bạn kết hợp sữa chua với xúc xích, thịt hun khói, các sản phẩm đông lạnh chế biến từ thịt, thuốc kháng sinh…có thể gây táo bón, các bệnh về dạ dày và nặng nhất có thể gây chết người.
Sai lầm thứ năm:
Ăn sữa chua khi đói sẽ tăng nguy cơ bị các bệnh dạ dày. Chính vì vậy lời khuyên cho các bạn là sau bữa tối 1 đến 2 tiếng rồi ăn sữa chua sẽ đem lại hiệu quả cao nhất.
Sai lầm thứ sáu:
Vậy ăn sữa chua sao mới đúng cách?
Dùng sau bữa điểm tâm
Thầy thuốc ủng hộ cách dùng sữa chua có vi sinh là hoàn toàn có lý vì kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy khả năng truy lùng bệnh nguyên của bạch cầu và thực bào trong cơ thể của trẻ thường dùng món này được cải thiện thấy rõ. Trong môi trường ô nhiễm như ở nước ta, có được thuốc quý như thế còn muốn gì hơn. Đáng tiếc là nhiều bà mẹ vẫn chưa có thói quen cho con ăn sữa chua hay có dùng nhưng không đúng cách.
Thành phần vi sinh hữu ích trong khung ruột có chung một nhược điểm là rất mong manh. Các thành phần này rất dễ thất thoát nếu trẻ phải dùng thuốc kháng sinh lâu ngày. Chúng thậm chí hao hụt rất nhanh trong trường hợp ngộ độc thực phẩm, khi trẻ bị căng thẳng (chẳng hạn trong giai đoạn mới vào nhà trẻ, vào trường học hay thường khi chỉ vì thay đổi cách ăn uống). Chính vì thế mà trẻ nên ăn sữa chua sau bữa điểm tâm vì đó là thời điểm tốt nhất để tăng cường sức kháng bệnh.
Kế đến, nhiều người vẫn tưởng cứ cho trẻ ăn sữa chua lúc nào cũng tốt. Đáng tiếc là như thế thì sẽ uổng tiền. Vì sữa chua nếu muốn nên thuốc thì phải chứa một lượng rất lớn vi sinh để một phần trong đó sống sót sau khi lội qua nước chua của dạ dày.
Ăn tối thiểu 4 tuần liên tục
Quan trọng hơn nữa, nếu muốn tái lập quân bình vi sinh trong đường ruột thì cần ăn sữa chua mỗi ngày, một lần trong ngày là được rồi nhưng tối thiểu phải 4 tuần liên tục. Trong thời gian đó, càng khéo hơn nữa nếu trẻ có chế độ dinh dưỡng dồi dào chất xơ từ rau cải, mễ cốc. Dù là trẻ con hay người lớn, dùng sữa chua theo kiểu ngẫu hứng thì chỉ làm vui lòng nhà sản xuất.
Riêng với trường hợp trẻ dùng thuốc kháng sinh nhiều ngày thì sữa chua, cho dù có ăn mỗi ngày mấy hũ, cũng không đủ để phục hồi khung ruột vì bệnh nhi thường cần không dưới 10 tỉ vi sinh loại Lactobacillus hay Bifido mỗi ngày. Trong trường hợp này nên dùng thuốc có men vi sinh theo hướng dẫn của thầy thuốc. Nếu dùng chung với sữa chua càng hay. Quan trọng là nếu pha nước thì phải với nước lạnh.
Thêm một điểm quan trọng cho người tiêu dùng là đừng tưởng sữa chua phải chua mới tốt. Khẩu vị chua nhiều hay ngọt lịm là chuyện nhỏ trong tay nhà sản xuất. Chuyện đó không ăn nhằm gì với thành phần vi sinh trong sản phẩm. Muốn biết sữa chua tốt hay không chỉ có một cách đơn giản là kiên nhẫn dùng ít tuần xem trẻ có khỏe hay không. Khỏe thì dùng tiếp, không khỏe thì tìm biện pháp khác hay hỏi ý kiến của thầy thuốc.