BÀI GỐC Tôi có nên yêu đàn ông Tây?

Tôi có nên yêu đàn ông Tây?

(aFamily)- Lòng tôi đang rồi bời. Vấn đề của tôi có quá nhiều bất cập phải không?

26 Chia sẻ

Sao chị em cứ chê đàn ông VN và "cảm" đàn ông Tây thế?

,
Chia sẻ

(aFamily)- Đọc những bài chê đàn ông VN, khỏi nói luôn, tự ái dân tộc dễ sợ, ra đường mình "mặc cảm" không chịu được!

Mình biết, "xía" vô ba cái chuyện tương đối nhạy cảm này, nhất là trong tình trạng chỉ nghe, thấy mà chưa hề có được cảm xúc của người trong cuộc, dễ bị ném đá lắm!

Mình chứng kiến nhiều trên diễn đàn, gần nhất là cái tiêu đề gì gì nhỉ? À! "Đàn ông Việt Nam đang bị lép vế"! Khỏi nói luôn, tự ái dân tộc dễ sợ! Đọc bài đó, cùng với phản hồi đa phần là của các chị em, ra đường mình "mặc cảm" không chịu được!

Trời đất quỹ thần! Đường đường là một "đống" nam nhi, hình thức không đến nỗi nào, kiến thức tàm tạm, giao tiếp cũng không đến nỗi "dô diên, dzô dụng". Ấy vậy mà mình phải tư duy rằng: nếu như mình nhuộm tóc vàng khè, nâng sống mũi lên, mang contact lens màu xanh xanh, nói tiếng nước ngoài như gió, ắt hẳn là mình sẽ nhận được nhiều nụ cười thiện cảm của các chị em, là "người chung một nước... "khó" thương nhau cùng"?

Tuy nhiên, nhưng mà, song le...cuộc đời mà, không có khúc mắc thì đúng là hổng vui! Thôi kệ, liều mạng vậy! Đội mũ bảo hiểm lên, con cà con kê với mọi người, may ra... "Được duyên thì thật là duyên. Vô duyên cũng hổng mất tiền, hổng sao!".

Số là...mình có một gia đình, là họ hàng gần, hiện giờ họ đang ở nước ngoài ráo trọi! Gia đình ấy chỉ có một đấng con trai và một đàn con gái!

Bắt đầu từ "tiểu sử" của cô em út: Lấy chồng ở Việt Nam, người miền Bắc từ năm cô ấy 16 tuổi (?), sinh với chồng 2 con 1 trai 1 gái. Qua Pháp nhờ gia đình chồng quốc tịch Pháp, sóng gió đến với cô ấy (thực ra từ ngày còn ở trong nước) do cá tính của anh chồng mà theo lời cô thì là trăng hoa, gia trưởng, vũ phu!

Chia tay chồng, nuôi cả 2 đứa con bằng nghề y tá cô đã chịu khó học hành từ lúc mới ly hương, đôi lúc cô ấy cũng trầm cảm, tuyệt vọng lắm! Nhưng rồi cũng quen dần, cô trụ vững cho đến nhiều năm sau, gặp người chồng sau này, trẻ hơn ... 7 tuổi, cũng người Việt 100%!

Trong tâm lý "con chim sợ cành cong", huống nữa anh này lại là con trai chưa vợ (bố mẹ còn ở lại quê nhà), cô ấy ngần ngại từ chối ý định "góp gạo thổi cơm chung" của anh! Nhưng rồi sự kiên trì đeo đuổi cùng cách thể hiện phóng khoáng của người đàn ông đã có một quá trình hội nhập với xã hội Âu Tây, hai người cuối cùng nên duyên vợ chồng.

Có một đứa con gái chung, cả hai cùng làm việc, nuôi dạy "con em&con chúng ta" và rất hạnh phúc. Mới rồi, anh chồng một mình về thăm quê hương rồi trở về sớm hơn dự tính. Nguyên do: anh thấy buồn khi không có vợ con đi cùng, và ngán ngẫm khi bị bạn bè trong nước lôi cuốn vào thế giới ăn chơi bằng cái mác Việt Kiều cùng những cám dỗ mà trước khi đi, vợ chồng anh đã nghe nói đến.

Người chị lớn của phụ nữ trên khi qua Mỹ cũng trong tình trạng "độc thân" nhưng có một con trai 10 tuổi. Bằng nghề may mặc, chị nhanh chóng hòa vào sinh hoạt nơi định cư mới, nuôi con ăn học. Và...chị cũng nhanh chóng bén duyên với một Việt Kiều góa vợ, là đồng nghiệp của chị.

Chỉ mấy tháng sau, hai người trở về Việt Nam, đặt một bữa tiệc nhỏ ra mắt họ hàng, bạn bè. Có một điều gì đó mà mọi người thấy bất ổn giữa cá tính mạnh mẽ của chị và nét chi ly của anh chồng. Trở qua Mỹ, chỉ vài tháng sau họ "chia tay hoàng hôn" mà nguyên do đúng là từ mâu thuẫn trong sự đối nghịch về tính cách!

Anh chồng tính toán nhỏ mọn về vật chất, hà khắc với con riêng của vợ, đính kèm luôn cả tính vũ phu! Chị ấy tiếp tục với nghề sở trường, kết hôn với người chồng Mỹ, là sếp của chị, trẻ hơn chị vài tuổi, sống với nhau đầm ấm cho đến bây giờ.

Ngoài 2 người con gái, (một góa chồng sớm, có bạn trai người Mỹ, một chủ trương độc thân) cô con gái út gia đình trên còn có một người chị kế, sống cùng nước Pháp, tình duyên cũng ly kỳ không kém. Qua Pháp cũng nhờ vào gia đình chồng có Pháp tịch, chưa đầy 1 năm sau hai vợ chồng trẻ ấy...ra tòa ly dị. Không phải là kết quả của cuộc kết hôn giả như thường thấy, họ sống như vợ chồng từ khi cô vợ còn chưa hết tuổi teen, đăng ký kết hôn trễ hạn để cùng ra nước ngoài.

Trong một lá thư gửi về cho gia đình ngày ấy, tôi nhớ có đoạn: "chưa có một cảnh ly hôn nào đặc biệt như vợ chồng em. Em khóc sướt mướt suốt phiên tòa, P. cũng vậy! Tụi em không thể giấu được tình cảm dành cho nhau vẫn còn. Em thương P. lắm nhưng phải chia tay thôi! Còn chung sống với P. là em sẽ còn ngoại tình! P. sống tình cảm nhưng yếu đuối quá! không thể dung hòa được!"...

Người phụ nữ này, sau đó kết hôn với một anh chồng người Pháp, có con riêng. Lại trong một lần tâm sự, cô ấy cho biết là mong muốn sinh con lúc này của cô đã trở nên bất khả, do hậu quả của những lần phá thai khi còn ở trong nước. Và rồi thì, lại chia tay bằng lý do sao đó, hai người xem nhau như bạn. Cô ấy lúc này cũng an ổn với người chồng thứ...3, người bản xứ!

Có một điểm chung rất "phụ nữ" trong sự bằng lòng của những cô vợ VN trên đối với người chồng đều là khác mầu da và đàn ông Việt nhưng đã "Tây hóa", đó là ý thức chia sẻ, đỡ đần thậm chí gánh vác công việc nhà cho vợ.

Mình chẳng hiểu sao đối với phụ nữ VN, cái từ "chia sẻ" nó cần thiết trong hôn nhân đến vậy? Mấy "bà" ở trên đều khoe rằng: họ được chồng giúp đỡ một cách rất tự nhiên, chuyện nhà cửa, bếp núc, chăm sóc...chó mèo. Trong khi đó, việc ra ngoài kiếm tiền cả hai đều phải tích cực như nhau.

Thật tình mà nói, mình không dám lạm bàn cũng như nêu ý kiến về chủ đề "Tôi có nên yêu đàn ông Tây?", bởi vì rất rất nhiều vấn đề chung quanh thắc mắc đó, như tình yêu có song phương, quan hệ gia đình ruột thịt của bạn, hoài niệm về quê hương "mỗi người chỉ một", sự thích ứng với môi trường cùng lề thói xã hội khác biệt v.v...Và trên nhất, thực tế của bạn ra sao chỉ có bạn mới nhận rõ hơn ai hết, và chọn lựa.

Có điều, từ trong trăn trở của bạn, mình cũng bâng khuâng cho sự gập ghềnh về quan niệm hôn nhân của người mình. Đúng là mỗi thời mỗi khác, nên xưa kia gia đình nào có con gái kết hôn với người nước ngoài, người ta hay e ngại, mặc cảm. Giờ thì mọi chuyện tương tự đều đựơc thẳng thắn thể hiện cùng những phân tích khá logic về những ý kiến liên quan.

Trở lại với lăn tăn, với "mặc cảm" của cá nhân mình ở trên, mình xin...rụt rè tham khảo ý kiến của các anh em: Vì sao đàn ông Việt Nam mất giá vậy? Chúng ta có cần tự kiểm điểm như thế nào không?

Mong các bạn đọc có gì không vừa ý thì bỏ quá cho. Mình cảm ơn nhiều!

Chia sẻ