BÀI GỐC Tôi có nên yêu đàn ông Tây?

Tôi có nên yêu đàn ông Tây?

(aFamily)- Lòng tôi đang rồi bời. Vấn đề của tôi có quá nhiều bất cập phải không?

26 Chia sẻ

Chút tư duy của một "đàn ông Việt"

,
Chia sẻ

(aFamily)- Tôi có cảm giác...bội thực trước 2 bài viết kể lể về khuyết điểm của đàn ông nói chung, và của ông chồng bạn Lan Huệ nói riêng.

Tôi có cảm giác...bội thực trước 2 bài viết kể lể về khuyết điểm của đàn ông nói chung, và của ông chồng bạn Lan Huệ nói riêng.

Như tôi đã thực lòng trình bày, trong những bài viết trình ra dưới mắt...toàn thể mọi người, điều tôi mong muốn là càng ít gây cho độc giả cảm giác "đọc thấy ghét" càng tốt! Dĩ nhiên tôi hiểu, là một con người có tư duy giới hạn, trên diễn đàn khi tôi đóng góp ý kiến cho một chủ đề, hay cho một tâm tư của ai đó, cũng không thể tránh được sự thô vụng, cũng không thể "xin quý vị niệm tình tha thứ" là đã được bỏ qua đâu!

Tuy nhiên, lần góp ý này, (mà tôi "linh cảm" sẽ hơi bị va chạm) hy vọng rằng từng này "vòng vo rào đón", tôi sẽ được các anh chị em dành cho một cái nhìn không đến nỗi mang hình viên đạn!

Không rõ trong tình huống nào nẩy sinh cái câu: "Người không vì mình, trời tru đất diệt!"? Riêng tôi, tôi thường cho câu đó đồng nghĩa với: "Hãy tự cứu lấy mình trước khi trời cứu".

Trong suy nghĩ cá nhân, tôi cho định nghĩa câu đầu theo ý của câu sau, con người sẽ có một động lực tự thân, để vượt qua những gai góc của cuộc đời. Còn dịch cho sát với nghĩa đen của "trời tru đất diệt"? sao tôi thấy nó gay gắt quá, phẩn nộ quá! Mà khi con người đối diện với những bất hạnh, ta nhất quyết sống cho mình, vì mình để tồn tại theo một cách nào đấy, liệu có kết quả như ý không? Hay chỉ là để cho "lại gan" nhất thời?

Trong quan sát của tôi ở lĩnh vực hôn nhân thì trên diễn đàn, trên báo chí, trên dư luận...con người Việt Nam mình (nói chung về cả 2 giới) rượt đuổi, bắt bẻ, chỉ trích, đòi hỏi về nhau đa phần phát xuất từ ý thức: vì đề cao cái tôi của mình!

Có một nhận định bằng câu nói mà tôi hay nghe là chuyện gì cũng vậy, thế hệ già và sồn sồn thường hay kết luận: "Cái gì thời bây giờ cũng không giống như thời xưa!". Câu nói có khi là một lời than cho sự thay đổi mà họ tiếc nuối cái cũ, có khi là một lặng lẻ chấp nhận bởi sự sàng lọc, đào thãi của thời gian!

Chúng ta là thế hệ mà đất nước đã mở rộng quan hệ ngoại giao, tuổi trẻ không còn bị đóng khung ở cảnh "ếch ngồi đáy giếng" nữa! Tất nhiên, khi chúng ta du nhập cũng như có dịp hòa vào sinh hoạt của thế giới giàu có, phát triển, cách sống cùng ý thức của họ khiến nhìn lại "nhà ta", ta thấy chạnh lòng!

Sẽ thật là giáo điều nếu như ai đó khuyên răn người mình, nhất là phụ nữ hãy cứ nên "ta về ta tắm ao ta"! Tuy nhiên, dù có thất vọng đến đâu, tôi nghĩ là chúng ta hãy lắng lòng nhìn lại, rằng trong cái gập ghềnh giữa quan điểm của 2 phái đó, tất cả là tại đàn ông Việt vẫn khư khư với truyền thống hủ lậu, hay "tại anh tại ả, tại cả đôi đàng"?

Phải nhìn nhận rằng quan niệm "chồng chúa vợ tôi", "trọng nam khinh nữ" là có thật trong xã hội nhưng không phải chỉ riêng Việt Nam mà toàn các nước Á Đông. Ngày xưa, đất nước bị đô hộ, người dân được ăn học hạn chế, quan niệm trên rơi vào đa phần những gia đình gọi là thượng lưu. Ngày nay, việc học hành được xem là điều kiện tiên quyết để "sống còn", tuổi trẻ bất luận nam nữ, được tạo điều kiện ưu tiên cho ăn học, thành đạt và tất nhiên có một vị trí nhất định trong xã hội.

Đành rằng "có ăn có học", con người phải có cách sống biết hành xử đồng thời cũng biết đòi hỏi ở người khác một đáp ứng bình đẳng và văn minh. Tuy nhiên, điều gì đựơc hiểu theo một cái cách sòng phẳng đều là không hay, nhất là trong phạm trù tình cảm.

Có lần cô em họ, có 2 thằng con trai (không có cha) như quỹ sứ nhà trời! Than thở với tôi về chuyện con cô ấy sa sả cãi tay đôi với người dì ruột, cô nói: "Anh xem, mình cũng dạy con lễ nghĩa, nhưng vào trường thầy cô dạy chúng nó về "bình đẳng, bình quyền". Về nhà người lớn nói phải, nó nghe. La mắng nó thì nó phản ứng, mình nói nó sao được!?" Tôi...hết biết!

Đành rằng chị em phụ nữ, có kiến thức, từng "đứng vững trên đôi chân của chính mình", chẳng ai phát biểu về sự bình đẳng kiểu ngây ngô như cô em tôi thế! Nhưng xã hội thay đổi từng ngày, mà trong đó người đàn ông cũng bắt buộc phải thay đổi, thích nghi giống như các chị em.

Thái độ tự mãn ở một số người thành công đa phần về mặt vật chất, làm nên quan điểm "lựa chọn ngoại&nội" trong hôn nhân, nhưng không thể vin vào đó để cho rằng đó là một hiện tượng đáng báo động!

Nói dễ hiểu nhé! Các nhân vật nữ nổi tiếng ở lĩnh vực nghệ thuật, họ cần có một cuộc hôn nhân mà theo tôi, là xứng tầm, và an ổn! Đàn ông đáp ứng được điều kiện của họ, nếu là người Việt Nam, phải là "đại gia".

Trong cái từ đại gia đó, ít nhất bao gồm cả kiến thức, địa vị, quyền lực và dĩ nhiên cả đồng tiền! Mà đàn ông Việt Nam, ở những điều kiện tối ưu đó, có bao nhiêu người cam tâm tình nguyện thủy chung như nhất? Mấy anh Tây với những điều kiện tương tự, được hun đúc trong nền văn hóa tốt, mà trong đó vai trò người phụ nữ được xã hội tôn trọng từ bao đời rồi, nên kết hôn với họ là một lựa chọn tốt và bền vững! Tất nhiên, cũng không thể là tuyệt đối.

Trở lại với "người mình, việc mình", không hoàn toàn đổ lỗi cho xã hội tha hóa, nhiều tệ nạn để bao biện cho sự bê bối trong tính cách của đàn ông Việt, nhưng cũng phải nhìn nhận rằng:có tranh cãi, có chê bai, có than phiền, có chỉ trích (nhiều khi không phải chồng mình mà là "thấy ghét" chồng người ta) một phần từ tâm lý số ít "phụ nữ trẻ thời nay" tự thấy rằng giá trị mình giờ đã cao hơn, nên đòi hỏi một cuộc cư xử trong hôn nhân bình đẳng đến mức máy móc.

Nghĩa là vì bạn là người độc lập, bạn có khả năng tự chủ trong tài chính, bạn không cần phải dựa dẫm vào ai nên chẳng ai có quyền làm buồn lòng bạn. Chồng bạn ra ngoài kiếm tiền, bạn cũng vậy, nên công việc nhà, chăm sóc con cái phải chia đôi.

Trong khi đó, thực chất của hôn nhân là điều chỉnh, là hòa nhập, là chịu đựng lẫn nhau trong từng thời kỳ để đưa gia đình vào quỹ đạo hạnh phúc. Khi một người đàn ông tự mãn với khả năng thành đạt của họ, tự cho mình cái quyền hưởng thụ và phụ bạc người bạn đời, thì người phụ nữ chăm chăm vào cái vốn kiến thức để đòi hỏi sự bình đẳng mà không thấy cần phải sử dụng tính dịu dàng, sự nhẫn nại, tình yêu họ có để thuyết phục người chồng thay đổi cách cư xử, thì sự thất bại từ cách sống đó của 2 phái tôi cho rằng có ý nghĩa ngang nhau.

Rất xin lỗi các chị em ở số nhiều trong bình luận này của tôi, những người phụ nữ bình thường trong hoàn cảnh xã hội hiện đại. Các chị em có thể là người vợ đanh đá hay nhu nhược, vụng về hay hoàn hảo, có vị trí nhất định trong xã hội hay nội trợ trong nhà. Tôi đồng cảm với tất cả thiệt thòi mà người phụ nữ ở xã hội ta còn phải chịu đựng do lề thói (cứ cho là phong kiến) còn chưa được hoàn toàn tháo gỡ!

Tuy nhiên, chắc chắn rằng ngoài một số ít từ duyên phận đưa đẩy, một số ít có tâm lý tìm đến những cuộc hôn nhân với người nước ngoài vì thích tính cách của họ, các chị em trong số nhiều tôi nêu sẽ có một quan điểm đứng đắn, vì cảm xúc của mình chứ không vì định kiến với đàn ông đồng hương mà chủ trương đem hương sắc đi "xuất khẩu".

Vì thật ra, nói "mất giá" là một cách nói vui thôi, tôi cho rằng các chị em có chọn chồng nước ngoài, đàn ông Việt cũng chẳng việc gì phải "nao núng". Tôi thấy thanh niên ở thế hệ 8x, đa phần có ý thức về xã hội rất cao! Các em có kiến thức, có tấm gương "tầy liếp" của các bậc cha anh để biết né tránh cái xấu và hoàn thiện cái đẹp. Các em học hỏi từng ngày, trong đó có việc tham khảo về những điều mà ở những xã hội văn minh, người ta đã thực hành để thành công. Mà những tâm hồn trong sáng, được tôi luyện trong một hoàn cảnh xã hội gần gủi, tất sẽ càng ngày càng tốt lên, kể cả việc tìm cho mình một người bạn đời xứng tầm và hòa hợp.

Thật ra, trong bài trước dù rằng viết với tính cách "vui là chính", "thâm ý" của tôi cũng muốn nói nhỏ rằng cánh "nam tử hán đại trượng phu" cần nên nhìn lại và đáp ứng cái từ "chia sẻ" của các chị em. Vì nó rất chính đáng để làm nên yêu thương và trân trọng.

Chia sẻ trong mọi chuyện, không có nghĩa là sòng phẳng 50/50, chỉ là bạn yêu vợ và đặt bạn vào vị trí của vợ để hiểu nỗi vất vả cùng lo toan của cô ấy. Vợ chồng cho đến bây giờ, dù thế giới có "cơ giới hóa" đến đâu, dù đời sống vật chất có khiến người ta tính toán đến như thế nào, cuối cùng cái "nợ duyên" từ ông Tơ bà Nguyệt và sự rung động từ hai người với nhau vẫn là chủ chốt! Mà trong suốt quá trình chung sống đến...răng long đầu bạc, sao tránh khỏi có lúc...lạnh lòng?

Xin hãy chỉnh sửa, thuyết phục chứ đừng "thay thế", vì hôn nhân đôi lúc không phải cứ "mới và văn minh hiện đại" là sẽ tốt hơn!

Thân chào các bạn.

Chia sẻ