Những thay đổi đáng ngạc nhiên của cơ thể trong tháng thứ 9 thai kỳ

Linh Anh,
Chia sẻ

Tháng thứ 9 của thai kỳ, nhiều người mẹ cảm thấy như bị kiệt sức. Thậm chí nhiều khi ngồi không, chẳng làm việc gì cũng khiến bạn không thoải mái.

Những thay đổi khác về thể chất trong tháng thứ 9 thai kỳ:

Tăng cân chậm hoặc bị sút cân

Trong tháng thứ 9, bé sẽ tăng thêm vài chục gram nhưng cân nặng của mẹ lại tăng khá chậm. Một số trường hợp, mẹ bị sút cân nhẹ. Tình trạng này có thể liên quan đến dấu hiệu thiếu nước ối. Khả năng tái tạo nước ối giảm, cộng với tiểu rắt, khiến lượng nước trong cơ thể mẹ tạm thời bị sụt theo. Kết quả, mẹ có thể bị giảm cân nhẹ.
 
Thay đổi tần suất đạp của thai

So với tháng thứ 8, bây giờ, bé có thể đạp ít hơn nhưng không có nghĩa là bé bị yếu đi. Bạn dễ dàng cảm nhận được những cú đá mạnh của bé ở xương sườn và bụng. Thỉnh thoảng, chân và tay của bé như chạm tới tử cung của mẹ.

Những thay đổi đáng ngạc nhiên của cơ thể trong tháng thứ 9 thai kỳ 1

Những cơn đau khác

Đầu của bé chèn ép lên dây thần kinh và các mạch máu ở khung xương chậu. Nó có thể gây "chuột rút" ở vùng đùi. Ngoài ra, sự thay đổi hormone trong thai kỳ cũng khiến các dây chằng bị yếu đi. Do đó, thai phụ sẽ cảm thấy đầu gối và khuỷu tay yếu ớt, nhất là khi phải xách đồ hoặc phải di chuyển nhiều.

Những rắc rối khác: Chứng thở ngắn, khó thở và ợ nóng có thể sẽ quay lại. Bên cạnh đó, dưới sức ép của thai lên bàng quang, chứng tiểu rắt sẽ gia tăng. Thai phụ cũng phải đối mặt với chứng táo bón và phù.

Áp lực ở xương chậu

Khi bé “tụt” xuống phía dưới xương chậu, thai phụ sẽ cảm nhận được nhiều cơn đau nhói ở xương sống hoặc xương chậu, gây khó khăn khi đi lại. Sang tháng thứ 9, các cơn đau gia tăng ở xương chậu thường do dây chằng vùng này bị kéo căng ra, chuẩn bị cho cơn chuyển dạ.

Cơn đau sẽ dịu đi nếu bạn thường xuyên thay đổi vị trí. Ngoài ra, bạn cũng nên duy trì luyện tập hàng ngày. Nếu cơn đau khiến bạn không thể đi bộ hoặc luyện tập, bạn nên trao đổi với bác sĩ.

Khó chọn được vị trí ngủ ngon: Cùng với khó khăn khi ngồi, đứng, thai phụ còn gặp rắc rối khi nằm. Nhiều phụ nữ loay hoay cả đêm mà không tìm được tư thế ngủ thích hợp. Do đó, những giấc ngủ trưa ngắn, thường xuyên rất cần thiết để bạn nạp lại năng lượng trong ngày.

Những thay đổi đáng ngạc nhiên của cơ thể trong tháng thứ 9 thai kỳ 2

Một số điều nên tránh khi bụng đã to

Tình dục và vấn đề chuyển dạ sớm: Nhiều nghiên cứu chứng minh cho thấy rằng, nhóm bà bầu quan hệ vợ chồng sau tuần thứ 36 sẽ có nguy cơ chuyển dạ sớm gấp 2-5 lần nhóm bà bầu 'cai yêu' vào thời điểm này.

Bác sĩ cho rằng, nguyên nhân là vì tinh trùng chứa một chất tên gọi là prostaglandin. Khi chất này kết hợp với một loại hormone được thải ra trong quá trình “giao ban” sẽ tác động đến sự co bóp dạ con, gây chuyển dạ sớm.

Bà bầu bụng to nên cẩn thận khi tự di chuyển bằng phương tiện 2 bánh: Khi bụng bầu mỗi ngày một lớn, bạn sẽ dễ mất khả năng giữ thăng bằng khi đi xe máy hay xe đạp. Do vậy, nguy cơ bị ngã xe ở bà bầu là rất cao nên bạn hết sức cẩn thận khi di chuyển bằng những phương tiện này.



3 lưu ý cực quan trọng về ăn uống trong 3 tháng cuối thai kì
Những thay đổi đáng ngạc nhiên của cơ thể trong tháng thứ 9 thai kỳ 3
Chia sẻ