Rước bệnh vì ăn uống "lành, mát, bổ"

Theo DanViet,
Chia sẻ

Trong các loại thảo dược, ngoài các thành phần có tác dụng chữa bệnh, hay bồi bổ sức khỏe vẫn được nói đến, thì còn có những thành phần khác, có thể khiến người dùng rước bệnh.

Không "bổ ngang" thì cũng "bổ dọc"?

Đặc biệt, nghĩ rằng nếu liên tục, uống nhiều, thì mỡ tiêu sẽ càng nhanh hơn, nên thay vì đun nước loãng, chị luôn sắc nước lá sen rất đặc để uống cả ngày thay nước giải khát. Tuy nhiên, sau một thời gian dùng nước lá sen, chị Hoa bắt đầu xuất hiện các biểu hiện như: Tiêu chảy, tay chân lạnh, tim loạn nhịp và mất ngủ... Lo ngại cho sức khỏe, chị Hoa đi khám bệnh thì được biết, nguyên nhân các biểu hiện trên của chị là do sử dụng nước lá sen quá liều. Quả thực, sau khi chị ngừng dùng nước lá sen một thời gian thì các triệu chứng này cũng dần hết.

Rước bệnh vì ăn uống
Trà lá sen khô có tác dụng tiêu mỡ, nhưng uống quá liều sẽ có hại

Cũng cho rằng các thảo dược thì “chẳng bổ ngang cũng bổ dọc”, nên khi đọc các thông tin về Atiso có tác dụng làm mát gan, lợi mật, giải độc cho cơ thể, làm đẹp da, giảm cholesterol... chị Lê Thị Thúy (Bắc Ninh) nhân chuyến đi Đà Lạt đã khuân về đến hơn chục túi to hoa Atiso về đun nước uống hàng ngày thay cho nước lọc. Không những thế, ngày nào chị cũng sắc một ấm lớn, với nồng độ đậm đặc để mọi người trong gia đình cùng uống. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, chị và nhiều người trong gia đình bắt đầu bị đầy hơi khó chịu, đến bữa ăn bụng đói cồn cào nhưng mới ăn vài miếng thì đã thấy no, không muốn ăn... Tham vấn một thầy thuốc Đông y, chị mới biết mình mắc bệnh do dùng quá nhiều Atiso.

Đặc biệt, vì cho rằng các loại thảo dược là cây cỏ thiên nhiên và an toàn, nên đã không ít người phải nhập viện do tự ý sử dụng và lạm dụng các loại thảo dược. Cách đây không lâu, Trung tâm Dị ứng Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai đã phải tiếp nhận một ca dị ứng do dùng lá cây lô hội để bôi vết ngứa. Được biết bệnh nhân này có tiền sử bị ngứa nhưng dùng thuốc dị ứng không thấy đỡ, khi nghe người khác mách là lá cây lô hội mát, có thể bôi đỡ ngứa nên bệnh nhân đã mua lá lô hội về tách ra, xát trực tiếp vào vết ngứa. Không ngờ, chỉ một lúc sau đó, bệnh nhân bắt đầu thấy ngứa dữ dội, các vết ngứa sưng tấy và lở loét... Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm da do tiếp xúc với nhựa lá cây lô hội.

Không lạm dụng

Cũng tại Trung tâm Dị ứng Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai, TS Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc Trung tâm, cho biết: Hiện chưa có thống kê cụ thể, nhưng thực tế đã có không ít người bệnh phải vào Trung tâm điều trị do lạm dụng các loại thảo dược, thuốc Đông y... Theo TS Nguyễn Văn Đoàn, sử dụng thuốc Đông y phức tạp hơn thuốc Tây vì trong thuốc không những có dược chất chính mà còn rất nhiều chất khác nữa. Hiện nay nhiều loại thuốc Đông y được tẩm các chất bảo quản, chống ẩm mốc như lưu huỳnh, phosphor, chloropicin... có thể sẽ gây nhiễm độc cho người sử dụng. Bên cạnh đó, việc sử dụng các chất kích thích tăng trưởng trong quá trình sản xuất nguyên liệu... cũng là mối nguy cơ cho sức khỏe con người.

Rước bệnh vì ăn uống
Atisocó tác dụng làm mát gan, lợi mật, giải độc cho cơ thể, làm đẹp da, giảm cholesterol...

Nói về các loại lá sen mà chị em hay được mách là giúp tiêu mỡ, giảm béo, thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, cho biết: Lá sen có tên gọi là hà diệp, hay liên diệp, vị đắng, tính bình; có tác dụng làm mát, lợi tiểu, làm dương khí tốt lên, chống ứ kết... 

Tuy nhiên, lá sen là một vị thuốc và khi dùng đơn lẻ thì ít có tác dụng mà thường được phối hợp với các vị thuốc khác để trị bệnh. Ví dụ, muốn giảm được mỡ trong máu thì phải dùng kết hợp với hạ khô thảo và ngũ gia bì... Đặc biệt, khi dùng lá sen thì cần phải có tư vấn của thầy thuốc, nếu không bị bệnh thì không nên dùng lá sen. Mặt khác, dù có dùng lá sen để điều trị cũng chỉ nên dùng 15- 20g/ngày/đợt, rồi nghỉ 10 ngày mới dùng tiếp thêm 1-2 đợt nữa, nhưng tối đa không được quá 3 đợt/năm. Việc dùng quá liều cũng có thể gây độc, làm rối loạn nhịp tim, gây mất ngủ...

Với Atiso vốn là loại thảo dược được ưa chuộng bởi các tính năng làm mát gan, thông mật, lợi tiểu, giảm cholesterol trong máu... các thầy thuốc cũng cho rằng, nếu sử dụng quá nhiều thì không những không có lợi mà còn gây hại. Lạm dụng Atiso sẽ gây co thắt toàn bộ cơ trơn của đường tiêu hóa. Và đây là nguyên nhân gây đầy hơi, trướng bụng. Bên cạnh đó, do Atiso có tính lạnh, nên những người có cơ địa tỳ vị hư hàn, cơ quan tiêu hóa có tính lạnh thì dùng Atiso sẽ thêm hại...

Theo các chuyên gia, trong các loại thảo dược, ngoài các thành phần có tác dụng chữa bệnh, hay bồi bổ sức khỏe vẫn được nói đến, thì còn có những thành phần khác, có thể gây ra các tác dụng phụ, khiến người dùng rước bệnh. Việc sử dụng thảo dược, dù được coi là “lành” đến đâu cũng cần có sự tư vấn của thầy thuốc. Đặc biệt, không nên dùng các loại thảo dược theo lời mách, hay kinh nghiệm của những người xung quanh. Bởi vì cơ thể chúng ta, mỗi người lại có một cơ địa khác nhau và có thể cùng một loại cây, có tác dụng tốt với người này nhưng lại không có tác dụng tốt, thậm chí gây hại với người khác.



Chọn đúng loại gia vị cũng có thể giúp bạn giảm nguy cơ bị bệnh tim
Rước bệnh vì ăn uống
Chia sẻ