BÀI GỐC Tôi có nên cưới cuối năm nay khi mẹ anh quá khó tính?

Tôi có nên cưới cuối năm nay khi mẹ anh quá khó tính?

(aFamily)- Tôi có nên cưới khi mẹ anh rất hay áp đặt và nếu có tâm sự với anh thì câu cuối cùng mà anh nói là em có sống với mẹ nhiều bằng anh đâu mà em hiểu...

16 Chia sẻ

Hận bà mẹ chồng "quái chiêu" nhưng tôi vẫn nhẫn nhịn vì chồng

,
Chia sẻ

(aFamily)- Cuộc chiến tranh giữa tôi và mẹ chồng kéo dài âm ỉ rất nhiều năm. Bà ta lôi kéo chồng tôi bỏ vợ con trong khi tôi sinh cháu chỉ mới đầy tháng.

Gởi anh Hoàng Sơn, tác giả "Tôi đau lòng chứng kiến vợ và bố mẹ hiềm khích".

Tôi là một con dâu và tương là sẽ là một mẹ chồng, đọc tâm sự của anh, tôi thấy thấp thoáng hình ảnh gia đình của tôi trong đấy. Tuy nhiên, cách xử trí của tôi có khác hơn vợ anh. Mong anh xem đây là sự chia sẻ kinh nghiệm, để tìm hướng giải quyết tốt nhất cho hoàn cảnh gia đình của anh hiện tại.

Tôi vốn được sinh ra trong một gia đình trí thức, kinh tế khá giả. Vì vậy nên tôi rất đoảng và có phần biếng nhác việc nhà. Chồng tôi là anh trai cả trong một gia đình lao động trung lưu.

Chúng tôi yêu và lấy nhau khi gia đình anh đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn (Ba chồng tôi bị tai biến, liệt bán thân. Mẹ chồng tôi chỉ làm nội trợ, không nghề nghiệp). Khi ấy công việc của chồng tôi rất bấp bênh, thu nhập không đủ lo cho ba mẹ chồng tôi và 3 đứa em còn đi học. Thương chồng, tôi bằng hết cách này cách khác về nhà bòn rút của để vun vén cho gia đình chồng.

Ba chồng tôi thì không thể trách gì vì thực chất ông ấy khi còn khỏe mạnh cũng là người đàn ông hiền lành và có việc làm ổn định. Nhưng điều đáng nói là bà mẹ chồng tôi. Vốn đã quen ăn sung mặc sướng khi ba chồng tôi còn khỏe mạnh, nay lại có con dâu giàu có, bà ấy cứ việc xài tiền.

Ban đầu tôi cung phụng cả gia đình chồng mà vẫn rất vô tư, không toan tính. Đến khi tôi có cháu đầu lòng, nhiều thứ cần chuẩn bị mua sắm, tiền đưa cho mẹ chồng hằng tháng ít đi, thái độ ngọt ngào của bà với tôi giảm hẳn, bà ấy bắt đầu săm soi lườm nguýt tôi. Sau rất nhiều lần tôi về nhà cha mẹ ruột xin tiền, ba mẹ tôi đã bắt đầu không hài lòng và tuyên bố không cho tiền tôi vung vít như trước.

Khó khăn nảy sinh khó khăn, tôi như người bị hụt hơi, không biết làm sao sống nổi với gia đình chồng. Chồng tôi vốn đã vất vả với công việc bên ngoài, nên tôi gần như giấu hẳn những diễn tiến không vui, sợ anh buồn...

Thế rồi cuối cùng, tôi quyết định ra ngoài thuê nhà ở riêng trước khi sinh con. Chồng tôi lúc đó cũng nhận ra gánh nặng mà bấy lâu tôi im lặng chịu đựng. Anh cũng đồng ý với cách giải quyết là hằng tháng gởi về cho gia đình anh ấy số tiền đủ lo sinh hoạt cho gia đình. Ngoài ra, những chi phí phát sinh xa sỉ khác thì mẹ phải tự gói ghém.

Chiến tranh bùng nổ từ đây. Mẹ chồng tôi không còn khai thác được tiền bạc của tôi, nảy sinh ý định làm cho tôi thành bà mẹ đơn thân, nuôi con một mình. Thế là bà ta lên chiến dịch kêu chồng tôi về nhà mẹ đẻ ăn cơm, đồng thời rủ rê thêm vài cô gái đến nhà làm thân với anh. Bà ta lôi kéo anh bỏ vợ con trong khi tôi sinh cháu chỉ mới đầy tháng. Bà ta còn chứa chấp những cô gái có cảm tình với chồng tôi ở lại nhà để tiện chăm sóc cho anh ấy.

Cũng may chồng tôi lúc nào cũng yêu vợ con, hiểu thâm ý của mẹ, nhưng vẫn muốn không mang tiếng bất hiếu với mẹ, bất nghĩa với vợ... Tôi từ chỗ là tiểu thư đài cát, phải bươn chải làm đủ các việc để lo lắng cho gia đình. Có những lúc khó khăn, chồng tôi làm ăn thua lỗ không còn 1 xu để sống, nhưng tôi vẫn cố nhịn đói cùng chồng vượt qua.

Cuộc chiến tranh giữa mẹ chồng và nàng dâu kéo dài âm ỉ rất nhiều năm, tôi rất hận mẹ chồng. Có những khi đỉnh điểm, xin lỗi, tôi chỉ muốn chửi mẹ chồng bằng những lời nặng nề nhất... nhưng vẫn không thốt ra trọn vẹn ngoài câu "mẹ là người lớn mà không đáng để con dâu kính nể". Nói ra như vậy mà nhiều đêm sau tôi vẫn thổn thức không ngủ ngon giấc vì ân hận đã xúc phạm mẹ chồng tôi, mặc dù bà ta đáng bị coi thường.

Cuộc chiến vẫn kéo dài âm ỉ gần 20 năm qua, tôi vẫn mang nỗi hận mẹ chồng cho đến lúc chết. Nhưng khi có dịp gặp gỡ, tôi vẫn một tiếng kêu mẹ thưa vâng. Không phải tôi sống đạo đức giả, nhưng tôi nghĩ khi đã có mâu thuẫn giữa mẹ chồng và con dâu, người khổ nhất là người đàn ông mà họ yêu thương nhất. Tôi chịu thiệt thòi chút ít trước sự trái khoáy của mẹ chồng để chồng tôi bớt đi một áp lực tinh thần, anh ấy sẽ lạc quan hơn trong cuộc sống vì vậy có thể công việc cũng tốt đẹp hơn. Mà cái chính là chúng tôi sẽ ít cãi nhau hay mâu thuẫn vì mối quan hệ của gia đình.

Nói như vậy để có sự so sánh, vợ anh hạnh phúc rất nhiều khi có đầy đủ sự quan tâm của cha mẹ hai bên. Tuy ba mẹ anh xuất thân là nông dân, trình độ hiểu biết hạn chế, có nhiều lạc hậu với cách sống và suy nghĩ với con dâu nhưng không vì thế mà vợ anh có thái độ coi thường, hành vi bất nhã, lời nói xúc phạm như vậy được. Lại càng không thể biện minh cho "hội chứng hậu sản", nếu nói như vậy thì bất cứ sản phụ nào cũng thay đổi tiêu cực như vậy sau khi sinh sao?

Cái chính tôi muốn nói, sự hỗn xược của vợ anh là không chấp nhận. Dù mẹ anh có làm sai gì, thì cô ấy vẫn phải biết cách xử lý cho phải phép và đúng đạo làm con. Nói ở đây không phải để xúi bẩy anh li dị, mà tôi muốn góp ý là anh cũng nên dạy vợ cứng rắn hơn bằng lời nói, việc động thủ tay chân là tuyệt đối không nên. Chắc rằng vợ anh đã quen với sự nuông chìu của cha mẹ và chồng, nên mới có những lời nói như vậy.

Thiết nghĩ cô ấy là giáo viên thì đã phần nào lĩnh hội nhiều cái hay cái tốt, sao cái đạo làm con dâu mà cô ấy lại quá vụng về. Và việc anh để vợ nhiều lần hỗn hào với bố mẹ đẻ trước mặt anh và bố mẹ cô ấy..., anh không áy náy sao? Hay anh bị "mang ơn" bố mẹ vợ đã giúp đỡ kinh tế cho gia đình anh mà phụ phàng bố mẹ mình? Tôi nghĩ, nếu anh vẫn nuông chiều cô ấy như vậy thì suốt cuộc đời này anh sẽ không tìm được hạnh phúc thật sự cũng như không mang lại hạnh phúc trọn vẹn cho vợ con anh.

Theo tôi, tốt nhất anh nên nói chuyện thẳng thắn với cô ấy. Khó khăn quá thì tìm xin ý kiến của bố mẹ vợ. Nếu gia đình ấy thật sự hiểu chuyện, họ sẽ có cách phân tích và khuyên bảo vợ anh bớt căng thẳng và bớt ương ngạnh hơn với bố mẹ chồng.

Chúc anh mau sớm tìm ra giải pháp giúp hóa giải khó khăn hiện nay, xây dựng gia đình ngày thêm hạnh phúc.

Chào anh.

Chia sẻ