BÀI GỐC Tôi có nên cưới cuối năm nay khi mẹ anh quá khó tính?

Tôi có nên cưới cuối năm nay khi mẹ anh quá khó tính?

(aFamily)- Tôi có nên cưới khi mẹ anh rất hay áp đặt và nếu có tâm sự với anh thì câu cuối cùng mà anh nói là em có sống với mẹ nhiều bằng anh đâu mà em hiểu...

16 Chia sẻ

Chị Nga hãy dùng tiền để "mua chuộc" mẹ chồng

,
Chia sẻ

(aFamily)- Mẹ chồng tương lai của chị cũng rất thích dùng đồng tiền nói chuyện thì chị hãy tận dụng tiện bạc để mua chuộc bà ấy.

Đọc hai tâm sự liền nhau của chị Thu Nga, tôi đã hiểu phần nào về mẹ chồng và gia đình chồng tương lai của chị. Tôi cũng không đồng tình với cách xử sự của bác ấy nhưng cũng thông thể đổi lỗi hoàn toàn cho một người mẹ ở trong hoàn cảnh như thế.

Hãy nhìn nhận cách đối xử của bác ấy với ba người con dâu:

-Với con dâu cả, thiên vị, chiều chuộng, không quát mắng.

-Với con dâu hai, soi mói, phân biệt, đay nghiến.

-Với con dâu ba, chủ yếu dằn mặt, muốn cho cô con dâu tương lai này hiểu nếp sống gia đình chồng.

Tại sao lại như vậy ư?

Vì cô con dâu cả là người thành phố, lại sắc sảo, giỏi giang trong việc kiếm tiền. Vì kiếm được nhiều tiền nên chị ấy biết cách dùng tiền để mua sự “dễ tính” của mẹ chồng. Mặt khác, anh con trai cả của mẹ kém cạnh hơn vợ, phải ở rể nhà vợ, lại làm gánh nặng cho vợ nên đương nhiên mẹ phải nín nhịn, dễ tính với con dâu cả để tốt cho con trai cả của mẹ chứ thực ra trong lòng mẹ cũng ghét lắm đấy.

Cô con dâu hai đúng là gai trong mắt mẹ vì chồng đi xa, cô ấy lại sinh cháu, không đi làm được nên mẹ vừa cưu mang vợ chồng cô ấy lại phải chăm sóc cháu nên tất nhiên phải bị “soi’ và phải bị “hành hạ” tin thần là đúng thôi.

Còn Thu Nga, là cô con dâu tương lai thứ 3, chuẩn bị về nhà nên mẹ phải “dằn mặt” là đúng rồi. Nếu không làm thế, sau này chị không đi theo đúng hướng, không biết sợ mẹ, không biết quy củ thì lúc đó mẹ sẽ mất công “dạy dỗ” nhiều hơn.

Tôi nghĩ không chỉ mẹ chồng tương lai của chị Thu Nga mới xử sự tthế mà hầu hết các bà mẹ chồng từ thời xưa đến nay, nếu nhà có nhiều con trai thường có sự so sánh và đối xử khác nhau. Chỉ có người trong cuộc có nói ra hay không? Điều này nếu chị Nga không tin, chị hãy đi hỏi những chị em đi làm dâu trong nhà chồng đông anh em thử xem.

Với một mẹ chồng thích so sánh và có đối xử thiên vị như vậy, chị lại biết từ những ngày đầu chưa về làm dâu, tôi cho rằng dễ sống hơn so với trường hợp chị chưa biết gì.

Chị dâu cả có tiền và mẹ chồng cũng đánh giá cao đồng tiền thì chị Nga cũng dùng đúng sức mạnh của đồng tiền để thay đổi tâm lý của mẹ chồng. Nếu chị biết sử dụng đồng tiền khéo léo, chẳng những mua được sự cảm tình của mẹ, lại còn rủ được chồng thoát ly như chị dâu cả cũng nên.

Một bà mẹ chồng đã có tư tưởng phân biệt ăn sâu như vậy thì sẽ không có chuyện đòi hỏi bà đối xử công bằng được. Nếu không dũng cảm vứt bỏ tình yêu, chị Nga cũng đừng nghĩ tới chuyện thay đổi tính cách mẹ chồng.

Cách tốt nhất là cứ “sống chung với lũ”, khéo léo trong cư xử và đem đồng tiền vào cuộc. Chị hoàn toàn có thể sánh với chị dâu cả và chưa biết chừng còn vượt chị ấy cũng nên.

Giờ không nên băn khoăn lấy hay không lấy, hãy học cách kiếm tiền và sử dụng đồng tiền với mẹ chồng tương lai đi chị. Mẹ chồng tương lai của chị cũng rất thích dùng đồng tiền nói chuyện. Lời khuyên chân thành của tôi đó.

Chia sẻ