Vì sao cân không giảm?
Một người được gọi là béo phì nếu chỉ số BMI của họ trên 30 (ở nam) và 28 (ở nữ). Ngoài ra, thầy thuốc sẽ dựa vào một số yếu tố khác để đánh giá tình trạng béo phì của cơ thể. Ví dụ: Kích thước vòng bụng bởi vấn đề này thường liên quan đến nguy cơ bệnh tim.
Thực ra, người béo phì không hẳn ăn nhiều hơn so với một số người khác, mà thực ra, họ ăn nhiều hơn nhu cầu cơ thể họ cần. Ở các nước phát triển, béo phì ngày càng phổ biến do những thói quen hiện đại ăn như ăn những thức ăn nhanh, nhiều calo và do lối sống ngày càng ít vận động cơ thể. Tuy nhiên, con người có khuynh hướng tăng cân khi ở vào độ tuổi trung niên trở đi vì ở giai đoạn này có những thay đổi về chuyển hoá trong cơ thể.
Hiện nay, trên thế giới có một số thuốc được dùng thử để điều trị cho những người bị béo phì nhưng thuốc có những tác dụng phụ không tốt. Đó là những thuốc mới ngăn cản sự hấp thu mỡ trong cơ thể hoặc tác động lên não, gây ra tình trạng chán ăn. Phương pháp phẫu thuật thu nhỏ dạ dày là giải pháp cuối cùng, chỉ áp dụng cho những người rất béo khi mọi phương pháp giảm béo đều thất bại.
- Giảm bữa ăn chính, giảm tiêu thụ lượng chất béo nhưng lại tăng cường ăn vặt nhiều thứ khác, đặc biệt do nhịn ăn nên hay ăn vặt vào bữa tối. Vì thế, năng lượng nạp vào cơ thể cũng không hề giảm, dẫn đến việc cân nặng không giảm.
- Thiếu ngủ làm đảo lộn quá trình chuyển hóa trong cơ thể, khiến bạn không kiềm chế được những lúc thèm ăn.
-Không phối hợp nhịp nhàng giữa ăn kiêng và tập thể dục nên cơ thể không tiêu hao được năng lượng, từ đó trọng lượng cơ thể không giảm.