Xin thôi việc hậu mùa dịch, nàng công sở khóc ròng vì bị "sếp bà" đòi cắt lương, giữ sổ bảo hiểm

Louis,
Chia sẻ

“Hôm nay nhắn tin xin nghỉ cho chị sếp tổng thì chị sếp tổng cực gắt, hỏi mình vì sao nghỉ, rồi lại còn nói là từ giờ đến hết 45 ngày, mình không được phép nghỉ, nếu mình nghỉ thì công ty sẽ không thanh toán lương và trả sổ bảo hiểm cho mình”.

Thời điểm dịch bệnh, “khó khăn” là tình hình chung của không ích công ty. Vì lẽ đó, nhiều tổ chức buộc phải sa thải, cắt giảm nhân viên như một giải pháp bắt buộc, mang tính “cực chẳng đã”. Không ít người làm việc trong môi trường văn phòng, công sở lâm vào cảnh thâm hụt thu nhập hoặc thậm chí mất luôn công việc mình đang làm.

Mặc dù một công việc ổn định ở thời điểm hiện tại là thứ quý hơn vàng; nhưng không vì thế mà không có những cá nhân muốn nghỉ việc, nhảy việc. Khi định hướng đã không còn phù hợp và quá chán nản với môi trường, nhiều người chọn cách rời đi như một lẽ tất yếu bất chấp những khó khăn chung đang bủa vây như tình hình hiện tại.

Xin thôi việc hậu mùa dịch, nàng công sở khóc ròng vì bị "sếp bà" đòi cắt lương, giữ sổ bảo hiểm - Ảnh 1.

Những tưởng, việc nhân viên nghỉ việc trong thời điểm này sẽ rất được tạo điều kiện. Tuy nhiên, những “ca” trái khoáy đâu đó vẫn tồn tại. Đơn cử, vừa mới đây, trong một hội nhóm trên mạng xã hội quy tụ đông đảo thành viên là dân công sở, một cô nàng đã có dịp chia sẻ những trăn trở của bản thân khi lần đầu phải đối mặt với tình trạng nghỉ việc mà khó khăn đến vậy. Cụ thể, cô gái bộc bạch:

“Mình đang rối quá nên muốn lên đây tâm sự và xin ý kiến của mọi người. Chuyện là do không hợp với môi trường làm việc (công ty gì mà sếp tổng suốt ngày gọi người đến ăn uống và chơi bài, nhân viên công ty phải nấu nướng và dọn dẹp) nên mình có báo nghỉ với sếp trực tiếp của mình. Chị ấy đồng ý và bảo mình sắp xếp bàn giao công việc cũng như để cho chị tuyển người. Mình rất đồng tình vì theo luật phải báo trước 30 ngày.

Xin thôi việc hậu mùa dịch, nàng công sở khóc ròng vì bị "sếp bà" đòi cắt lương, giữ sổ bảo hiểm - Ảnh 2.

Tuy nhiên, trong thời gian dịch bệnh thì công việc cũng không nhiều. Công việc ở công ty mình đều hoàn thành đúng hạn, rồi mình rải CV và đi phỏng vấn. Do đó, mình có xin nghỉ để đi phỏng vấn (mình cũng xác định là nghỉ không lương, vẫn bật ultra làm việc ở nhà).

Hôm nay nhắn tin xin nghỉ cho chị sếp tổng thì chị sếp tổng cực gắt, hỏi mình vì sao nghỉ, rồi lại còn nói là từ giờ đến hết 45 ngày, mình không được phép nghỉ, nếu mình nghỉ thì công ty sẽ không thanh toán lương và trả sổ bảo hiểm cho mình. Mình cảm thấy rất là vô lý nhưng chưa gặp trường hợp này bao giờ nên không biết phải làm sao nữa?”.

Ngay sau khi được đăng tải cách đây không lâu, những dòng chia sẻ của nàng công sở đã thu hút được sự chú ý của đông đảo thành viên trong nhóm. Bất bình trước sự khó khăn mà sếp tổng của “khổ chủ” đã tạo ra, rất nhiều ý kiến đóng góp, tư vấn, thậm chí là dẫn luật đã được để lại bên dưới phần bình luận:

Xin thôi việc hậu mùa dịch, nàng công sở khóc ròng vì bị "sếp bà" đòi cắt lương, giữ sổ bảo hiểm - Ảnh 3.

“Bạn báo trước đúng thời hạn là được, còn việc không trả sổ BHXH thì chắc chắn là công ty không được quyền làm vậy. Còn lương thì từ giờ tới lúc nghỉ bạn tương tác với những người trong công ty về công việc nhiều vào, rồi lưu lại làm bằng chứng là bạn đã làm việc tới ngày đó để nếu công ty không chịu trả lương thì có bằng chứng”.

“Hợp đồng không thời hạn thì 45 ngày, hợp đồng có thời hạn (vd 1 năm) thì 30 ngày nhé. Bạn vừa nộp đơn thôi việc, vừa gửi mail để làm bằng chứng khi cần nhé”.

“Theo luật, có 2 trường hợp kết thúc HĐLĐ: Thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Trường hợp này cả hai bên thỏa thuận và chốt ngày nghỉ, bàn giao công việc.

Trường hợp 2: người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ, nghĩa là bạn không cần sự chấp thuận của người sử dụng lao động nhưng điều kiện bạn phải báo trước 30 ngày đối với HĐLĐ xác định thời hạn và 45 ngày đối với HĐLĐ không xác định thời hạn. Khi đảm bảo thời gian thông báo này, công ty phải thanh toán tất cả tiền lương và chính sách cho bạn. Hiểu một cách chính xác nhất trường hợp 2 là thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động chứ không phải xin xỏ gì. Chính vì vậy, việc cần làm là thông báo rõ ràng, cụ thể và dùng làm căn cứ được khi có kiện tụng”.

Xin thôi việc hậu mùa dịch, nàng công sở khóc ròng vì bị "sếp bà" đòi cắt lương, giữ sổ bảo hiểm - Ảnh 4.

Khi đã không còn muốn hợp tác nữa thì chấm dứt công việc là một lựa chọn nên được đưa ra. Tuy nhiên, không phải sự chia tay nào cũng diễn ra một cách ngọt ngào và có sự hợp tác của cả hai bên. Do đó, khi nghỉ việc, chị em công sở cứ căn cứ vào những quy định được nêu rõ trong luật lao động để xúc tiến từng bước một. Đừng quên lưu lại những thứ có thể sử dụng làm bằng chứng khi có kiện tụng xảy ra.

Xin thôi việc hậu mùa dịch, nàng công sở khóc ròng vì bị "sếp bà" đòi cắt lương, giữ sổ bảo hiểm - Ảnh 5.

Chia sẻ