Than thở cho rằng đồng nghiệp cố tình cô lập mình, nàng công sở bất ngờ với lời khuyên của dân mạng

Louis,
Chia sẻ

“Làm cách nào để có thể đối phó với đồng nghiệp lắm chiêu?” luôn là câu hỏi khiến chị em công sở đau đầu. Dưới đây là một câu chuyện xoay quanh đề tài này.

Mối quan hệ với đồng nghiệp là vấn đề được dân công sở thường cân nhắc. Được lòng nhiều đồng nghiệp trong công ty, công việc của chúng ta sẽ trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.

Đặt trường hợp bị đồng nghiệp ghét bỏ, dù cố gắng cách mấy, chị em cũng khó tránh khỏi việc phải đối mặt với nhiều khó khăn nơi công sở. Tuy nhiên, có phải vì lý do này mà chị em công sở nên lấy lòng đồng nghiệp một cách bất chấp hay không? Chắc hẳn mỗi người đều có câu trả lời cho riêng mình.

Than thở cho rằng đồng nghiệp cố tình cô lập mình, nàng công sở bất ngờ với lời khuyên của dân mạng - Ảnh 1.

Dù vậy, “làm cách nào để có thể đối phó với đồng nghiệp lắm chiêu?” luôn là câu hỏi khiến chị em công sở đau đầu. Vừa mới đây, trong một hội nhóm quy tụ đông đảo thành viên là dân công sở, một cô gái đã có dịp chia sẻ câu chuyện của bản thân về vấn đề “đồng nghiệp tồi”; cụ thể, cô viết:

“Mọi người cho em cách đối phó với thể loại đồng nghiệp như này với nhé. Nó là một đứa năng động và khá thông minh nên được lòng sếp tổng, nhưng lại không được lòng trưởng phòng vì suốt ngày đi chơi, đi muộn về sớm, làm việc riêng trong giờ.

Còn em thì chịu khó, hay đi sớm về muộn, luôn hoàn thành công việc từ rất sớm, chưa bao giờ chậm trễ. Chính vì vậy, trưởng phòng hay so sánh em với nó để chỉ trích nên giờ nó đâm qua ghét em.

Từ ngày bị trưởng phòng so sánh, nó tìm cách lôi kéo mọi người về phía nó và cô lập em. Mỗi lần đi ăn ở đâu nó chỉ hỏi mọi người khi em đã ra ngoài có việc để em không biết mọi người đang có phi vụ gì. Nó lập riêng 1 nhóm ăn chơi có 4 người trong phòng (trừ em ra) để mỗi khi đi ăn hay đi chơi thì không cho em biết.

Phòng em 6 người thì có 5 người trẻ trạc tuổi nhau, còn chị trưởng phòng ít đi ăn chơi với mọi người vì chị cũng lớn tuổi rồi. Mỗi lần bọn nó rủ nhau đi ăn là nó đăng lên facebook để cố tình cô lập em. Có khi em xin phép chị trưởng phòng về sớm 15 phút là y như rằng nó hỏi mọi người có muốn ăn gì không để đặt.

Nó không thể chơi xấu em trong công việc vì em là người có tính cẩn thận. Đối với những người còn lại trong phòng, em đều giữ mối quan hệ tốt. Nhưng em lại không quá thân với ai cả. Họ đều biết em bị cô lập, mặc dù vẫn nói chuyện bình thường nhưng cũng không muốn dây vào nhỏ kia vì nó cực kỳ sắc sảo.

Chị trưởng phòng có lẽ cũng biết chuyện này vì chị thấy em hay ăn cơm 1 mình nhưng chị cũng là 1 người hiền lành nên không bảo vệ em được vì nó được lòng sếp tổng mà. Bản thân em thì lại không đanh đá, hiền lành, ít nói nên khó có thể đối phó. Mọi người cho em chút lời khuyên ạ”.

Than thở cho rằng đồng nghiệp cố tình cô lập mình, nàng công sở bất ngờ với lời khuyên của dân mạng - Ảnh 2.

Ngay sau khi được đăng tải chưa lâu, câu chuyện này đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của đông đảo thành viên trong nhóm. Rất nhiều ý kiến đóng góp, khuyên nhủ đã được để lại bên dưới phần bình luận.

Phần đông ý kiến cho rằng, cô gái nên xem xét lại bản thân mình một cách kỹ càng và khách quan nhất:

“Không hiểu sao cách bạn kể làm mình nghĩ bạn cũng có phần lỗi. Mình cảm giác bạn đang rất bị động và cho rằng mọi người đang không đứng về phía mình”.

“Cân nhắc xem bản thân mình trước giờ có làm điều gì khiến mọi người khó chịu không bạn ơi. Còn nếu muốn thì gọi ra nói chuyện trực tiếp. Im lặng rồi suy diễn không phải là cách xử lý hay trong trường hợp này”.

Than thở cho rằng đồng nghiệp cố tình cô lập mình, nàng công sở bất ngờ với lời khuyên của dân mạng - Ảnh 3.

Chuyện bị đồng nghiệp ghét bỏ rồi cô lập vốn chẳng phải là điều gì đó quá mới mẻ. Đối mặt với vấn đề này; trước tiên, chị em công sở cần nhìn nhận lại bản thân xem phong cách giao tiếp, ứng xử của mình có thật sự đúng đắn và không khiến người khác khó chịu hay chưa.

Đặt trường hợp, đồng nghiệp ghen ghét vì những lý do không đâu thì phần lỗi đó vốn nằm ở họ. Chúng ta có thể gặp mặt trực tiếp để nói chuyện thẳng thắn nếu đôi bên có hiểu lầm trong quá trình làm việc. Còn nếu cảm thấy không cần thiết, cứ mặc kệ sự ganh ghét đó.

Bởi chung quy, văn phòng là nơi để làm việc và không có chỗ cho sự nhỏ nhen cũng như thù hằn cá nhân. Cứ tập trung làm tốt công việc của mình rồi chứng minh năng lực bản thân cho sếp thấy. Hãy hòa nhã với những người đồng nghiệp khác để chứng tỏ bản thân mình cũng là con người dễ chịu và thân thiện.

Chia sẻ