Những người hay nở nụ cười giả tạo ở nơi làm việc khả năng cao sẽ trở thành kẻ nát rượu

JJJ,
Chia sẻ

Nụ cười giả tạo hóa ra lại gây nên hậu quả nghiêm trọng đến vậy.

Theo W.O.B, các nhà nghiên cứu tại bang Pennsylvania và Đại học Buffalo (Mỹ) phát hiện ra rằng: Những người thường xuyên nở nụ cười giả tạo tại chốn công sở có thể dẫn đến việc nghiện rượu.

Cụ thể, nụ cười chân thật là phương tiện để phản ánh trạng thái vui vẻ bên trong. Tuy nhiên, ép buộc mình phải cười sẽ khiến bản thân hối tiếc về sau.

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tâm lý học Sức khỏe Nghề nghiệp (Journal of Occupational Health Psychology) chỉ ra rằng: Giả tạo cảm xúc tích cực, bao gồm cả việc nén giận có thể khiến cơ thể rơi vào trạng thái xụi lơ, dẫn tới việc tìm rượu giải sầu.

Nhà nghiên cứu Alicia Gandey cho biết: "Việc giả tạo và kìm nén cảm xúc có liên quan đến việc uống rượu do căng thẳng hoặc sự tiêu cực trong công việc. Mỉm cười thân thiện là một phần thiết yếu của nhiều công việc, tuy nhiên có thể khiến bạn kiệt sức".

Những người hay nở nụ cười giả tạo ở nơi làm việc khả năng cao sẽ trở thành kẻ nát rượu - Ảnh 1.

Hầu hết những công việc mà nhân viên phải thường xuyên tiếp xúc với khách hàng (dịch vụ) hoặc cấp trên - họ sẽ phải mỉm cười như một cỗ máy.

Trong nghiên cứu của bang Pennsylvania và Đại học Buffalo, 1592 nhân viên văn phòng đã được khảo sát về mức độ mà họ phải "cười một cách giả tạo". Kết quả cho thấy, tần suất "cười công nghiệp" tỷ lệ thuận với mức độ tìm rượu giải sầu của những nhân viên kể trên, đặc biệt là sau giờ tan làm hoặc ở nhà.

Trong những trường hợp như vậy, các nhà nghiên cứu khuyến cáo nhân viên trong ngành dịch vụ nên bày tỏ ý kiến với nhà tuyển dụng khi cảm thấy áp lực quá lớn - từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp để giảm stress.

Chia sẻ