Giữa lúc dịch bệnh, gửi tiết kiệm online tại ngân hàng nào để hưởng lãi suất cao nhất?
Trong khi tiền gửi online kỳ hạn dưới 6 tháng hầu hết ở mức trần 4,75% thì với những kỳ hạn dài hơn, bắt đầu xuất hiện sự chênh lệch lãi suất đáng kể, trong đó có nơi cao hơn từ 0,9 - 1,2%/năm so với gửi tiết kiệm tại quầy.
Trong khi tiền gửi online kỳ hạn dưới 6 tháng hầu hết ở mức trần 4,75% thì với những kỳ hạn dài hơn, bắt đầu xuất hiện sự chênh lệch lãi suất đáng kể, trong đó có nơi cao hơn từ 0,9 - 1,2%/năm so với gửi tiết kiệm tại quầy.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, đặc biệt là trong thời gian cách ly toàn xã hội từ 1/4 đến 15/4, nhằm tạo điều kiện và khuyến khích khách hàng chuyển sang các giao dịch không tiền mặt, giảm thiểu khả năng lây nhiễm virus Covid-19, mới đây nhiều ngân hàng công bố cộng thêm lãi suất cho khách hàng khi gửi tiết kiệm online.
Gửi dưới 6 tháng: Ngân hàng lớn chỉ 4,3-4,5%/năm, ngân hàng nhỏ hơn niêm yết kịch trần
Theo khảo sát tại của chúng tôi trong ngày 2/4, lãi suất huy động kỳ hạn 1 – 5 tháng được niêm yết phổ biến trong khoảng 4,3 - 4,75%/năm. Lãi suất cho các khoản tiền gửi trực tuyến tại các kỳ hạn này giữa các ngân hàng không có sự chênh lệch quá lớn do vướng quy định về trần lãi suất của Ngân hàng Nhà nước.
Khá nhiều ngân hàng niêm yết lãi suất cho các kỳ hạn 1 - 5 tháng ở mức chạm trần 4,75%/năm, như ACB, Nam A Bank, SCB, VIB, Oceanbank, ABBank, MSB, …
Nhóm ngân hàng quốc doanh hiện áp dụng lãi suất thấp hơn, chẳng hạn, lãi suất kỳ hạn 1 tháng Vietcombank và BIDV lần lượt là 4,3%/năm và 4,5%/năm, lãi suất kỳ hạn 3 tháng lần lượt là 4,7%/ năm và 4,75%/năm, ...
Kỳ hạn 6 tháng: Cao nhất là 8,21%/năm, thấp nhất chỉ 5,1%
Với kỳ hạn 6 tháng, khảo sát cho thấy bắt đầu có sự chênh lệch đáng kể giữa các mức lãi suất mà các ngân hàng niêm yết.
Lãi suất kỳ hạn 6 tháng tại 4 ngân hàng Big 4 chỉ ở mức 5,1 - 5,3%/năm, trong khi đa phần các ngân hàng tư nhân niêm yết trên 6%/năm, thậm chí lên tới 8%/năm.
SCB và Nam A Bank là 2 ngân hàng đang áp dụng lãi suất tiết kiệm online cao nhất cho kỳ hạn 6 tháng, lần lượt là 8,03 - 8,21%/năm và 8%/năm, cao hơn từ 0,9 - 1,2 điểm phần trăm so với gửi tiết kiệm tại quầy.
Nhiều ngân hàng khác niêm yết trên mức 7%/năm cho các sản phẩm tiết kiệm online kỳ hạn 6 tháng còn có OCB và Viet A Bank (7,1%/năm), Vietbank và PVcomBank (7,4%/năm), Viet Captial Bank (7,5%)…
Nhóm các ngân hàng còn lại áp dụng lãi suất trong khoảng từ 6,2 - 7,0%/năm. Chẳng hạn, lãi suất tiết kiệm online kỳ hạn 6 tháng tại SeAbank là 6,2%/năm, tại ACB và MSB là 6,7%/năm, VIB và TPBank là 6,8%/năm, Eximbank là 7,0%/năm.
Lãi suất tiết kiệm trực tuyến kỳ hạn 1 - 6 tháng
Tiền gửi trên 1 năm: Lãi suất có nơi gần 8,5%/năm, ngân hàng lớn chỉ 6,5 - 7%/năm
Không chỉ ở các kỳ hạn ngắn, các nhà băng cũng khá cạnh tranh đối với lãi suất tiết kiệm online kỳ hạn dài.
Với kỳ hạn 12 tháng, chỉ có một số ngân hàng niêm yết mức lãi suất dưới 7%/năm như Techcombank (6,5%), Vietcombank (6,6%). Hầu hết các ngân hàng đều giữ mức lãi suất từ 7% đến 7,8% ở kỳ hạn này. Đáng chú ý, Nam A Bank đứng đầu với 8,3%/năm và SCB với mức 7,88%-8,48% ( tuỳ số tiền gửi). Khá nhiều ngân hàng niêm yết kỳ hạn 13 tháng và giữ lãi suất cao hơn kỳ hạn 12 tháng từ 0,1 đến 0,2 điểm phần trăm để thu hút khách hàng như SHB hay KienLongBank.
Kỳ hạn 18 tháng cũng được niêm yết bằng hoặc cao hơn một chút so với kỳ 12 tháng. Trong khi đó, đa số các nhà băng bắt đầu giữ nguyên hay thậm chí là giảm lãi suất cho những kỳ hạn dài hơn (24 tháng, 36 tháng) ngoại trừ SHB, SeABank, Sacombank, Eximbank vẫn tăng lãi suất.
Lãi suất tiết kiệm trực tuyến kỳ hạn 12 - 36 tháng
Nhìn chung, lãi suất gửi tiết kiệm online của các ngân hàng trong tháng 4/2020 hầu hết đều cao hơn lãi suất gửi trực tiếp tại quầy, kỳ hạn gửi cũng rất linh hoạt từ 1 tuần tới 36 tháng. Với những dấu hiệu bất ổn của nền kinh tế toàn cầu hiện nay, các kênh đầu tư chứng khoán và bất động sản biến động thất thường, chưa rõ ràng xu hướng thì việc gửi tiết kiệm, nhất là ở những kỳ hạn từ 6 tháng trở lên ở thời điểm này được coi là kênh đầu tư an toàn và hiệu quả bậc nhất.