Lưu ý không được bỏ qua khi ăn bánh chưng để vui khỏe trong năm mới
Khi ăn bánh chưng, bạn đừng quên bỏ qua những lưu ý này của chuyên gia để khỏe mạnh trong năm mới nhé!
Trên mâm cơm Tết cổ truyền của người Việt, bao đời nay không thể nào thiếu đi một chiếc bánh chưng vuông vắn, thơm ngậy mùi thịt mỡ, đậu xanh. Là món bánh giàu ý nghĩa của dân tộc, bánh chưng chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng. Bánh chưng ngon, dễ ăn nên được nhiều người ưa chuộng. Nhất là vào dịp Tết, nhiều người suy nghĩ ăn thỏa thích cho bõ cả năm. Mặc dù vậy, khi ăn bánh chưng, bạn đừng quên bỏ qua những lưu ý này của chuyên gia để khỏe mạnh trong năm mới nhé!
Trên mâm cơm Tết cổ truyền của người Việt, bao đời nay không thể nào thiếu đi một chiếc bánh chưng vuông vắn, thơm ngậy mùi thịt mỡ, đậu xanh.
Cẩn trọng bánh chưng luộc pin
Thông tin bánh chưng luộc pin để nhanh chín, màu đẹp hơn xuất hiện nhiều năm nay. Những kim loại độc hại trong pin sẽ thôi ra, ngấm vào từng miếng bánh chưng khiến người ăn bị ngộ độc thực phẩm. Ở mức độ nhẹ, cơ thể chúng ta sẽ ngay lập tức phản ứng với các triệu chứng ngộ độc tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa… Ở mức độ nặng, bạn sẽ bị tích lũy kim loại nặng trong cơ thể, dần dần có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây nên những căn bệnh mãn tính, nhất là ung thư.
Do đó, khi mua bánh chưng cần đảm bảo mua bánh đặt ở những nơi uy tín. Khi nhận bánh cần quan sát màu sắc vỏ bánh sẽ thường ngả màu hơi vàng, rất khó xanh mướt. Bánh chưng luộc thông thường có vị ngon đặc trưng của bánh, bánh mịn, rền, hạt gạo nếp nhuyễn hoàn toàn.
Thông tin bánh chưng luộc pin để nhanh chín, màu đẹp hơn xuất hiện nhiều năm nay.
Người bệnh tiểu đường, tim mạch cần hạn chế ăn bánh chưng
Không phải ai cũng có thể ăn bánh chưng trong các bữa ăn dịp năm mới. Theo ThS.BS Dzoãn Thị Tường Vy (Viện phó Viện Dinh dưỡng lâm sàng), bánh chưng là món ăn rất giàu năng lượng, chứa nhiều chất béo, đạm, vitamin, đường. "Điều đáng nói là 1/8 chiếc bánh chưng thông thường vào dịp Tết đã có giá trị dinh dưỡng của một bát cơm đầy có kèm thức ăn. Do đó, bánh chưng rất thích hợp cho người muốn tăng cân, người gầy, suy dinh dưỡng", BS Vi nói.
Chính bởi lẽ đó, ăn nhiều bánh chưng cực có hại cho một số người mắc bệnh lý về chuyển hóa. Chúng ta đều biết ăn nhiều bánh chưng là nguyên nhân dẫn đến tăng cân không phanh sau Tết. "Người ăn kiêng, trẻ con béo phì không nên ăn bánh chưng. Người có tiền sử bệnh tim mạch, cao huyết áp, rối loạn đường huyết, mỡ máu cao cần hạn chế ăn bánh chưng", BS Vi cảnh báo.
Bánh chưng là món ăn rất giàu năng lượng, chứa nhiều chất béo, đạm, vitamin, đường.
Bệnh nhân đau dạ dày không nên ăn bánh chưng
Bánh chưng thường chứa gạo nếp và đỗ xanh thực sự không tốt cho người đau dạ dày bởi 2 nguyên liệu này sẽ tạo ra hơi khiến người bệnh đầy bụng, khó chịu, ợ chua, khó tiêu... Khi ăn quá nhiều đồ nếp sẽ khiến dạ dày luôn bị ức ách khó chịu và dễ bị ợ chua. Do đó, bệnh nhân đau dạ dày cần hết sức thận trọng với món ăn này.
Ăn bánh chưng kèm dưa hành nhưng cần lưu ý
Dưa hành muối ăn kèm sẽ giúp tiêu hóa bánh chưng nhanh chóng hơn. Do đó, khi ăn bánh chưng, chúng ta nên ăn kèm dưa chua, hành muối, kim chi… để tiêu hóa tốt hơn, giúp tránh tăng cân. Tuy nhiên, đối với người mắc bệnh cao huyết áp và tim mạch thì không nên ăn bánh chưng kèm dưa hành muối vì không tốt cho sức khỏe do dưa hành muối có nhiều muối.
Đối với người mắc bệnh cao huyết áp và tim mạch thì không nên ăn bánh chưng kèm dưa hành muối.
Không ăn bánh chưng rán
Ăn bánh chưng rán rất dễ gây đầy bụng. Vào những ngày Tết, đồ ăn thức uống nhiều, lại ăn thêm bánh chưng rán thì rất dễ tăng cân. Bản thân bánh chưng đã chứa nhiều chất béo, khi rán bằng dầu mỡ thì lượng chất béo sẽ còn tăng cao hơn. Không chỉ gây tăng cân, lượng chất béo hấp thụ từ bánh chưng rán vào cơ thể còn đặc biệt không tốt cho những người có bệnh lý cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, tim mạch, bệnh thận. Đặc biệt người có tiền sử dạ dày không nên ăn bánh chưng rán, có thể làm cho bệnh lý càng nặng hơn.
Cẩn trọng với bánh chưng đã lên mốc
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học, Đại học Bách khoa Hà Nội), tất nhiên là ăn bánh chưng mốc không có nghĩa là bạn có nguy cơ bị ung thư. Vào thời tiết nồm ẩm dịp Tết, bánh chưng bị mốc là điều không thể tránh.
Quan trọng là nếu các gia đình tiếc của thì có thể bóc vỏ bánh đi và vẫn ăn được, không sinh bệnh. Còn với với trường hợp bánh chưng bị mốc ở trong, kể cả cắt hết phần mốc đi và ăn phần chưa bị mốc nhưng vẫn có thể bị ngộ độc. Tốt nhất là nếu bánh bị mốc trong thì nên loại bỏ, tránh bệnh không mong muốn.