Huấn luyện viên sức khỏe khuyên bạn ăn sáng theo cách này và những tác dụng không ngờ
Theo Sarah Wilson, chúng ta nên tránh ăn sáng với ngũ cốc ngọt và thay vào đó là các loại rau giàu protein.
Sarah Wilson là huấn luyện viên chăm sóc sức khỏe người Australia và cũng là tác giả của cuốn sách "I Quit Sugar" (Tôi không ăn đường). Cô được biết đến là người rất biết quan tâm, chăm sóc sức khỏe với việc thiết lập một thói quen lành mạnh vào buổi sáng để khỏe mạnh trong suốt cả ngày.
Sarah Wilson là huấn luyện viên chăm sóc sức khỏe người Australia.
Chế độ ăn sáng loại bỏ đường
Theo Sarah Wilson, vào bữa sáng chúng ta nên tránh ăn ngũ cốc ngọt và thay vào đó là các loại rau giàu protein.
Chia sẻ với tạp chí Nine KItchen, cô cho biết: "Tôi nghĩ rằng có một thói quen nhất định vào buổi sáng là điều quan trọng. Như tôi, tôi thường uống nước ấm pha chút chanh, sau đó vận động một chút bằng cách tập yoga, pilate, bơi hoặc chạy lòng vòng. Những việc này chỉ mất khoảng 20 phút và bạn hoàn toàn có thể làm được. Nếu có thể, tôi sẽ ngồi thiền dưới ánh mặt trời".
Với Sarah, để khỏe mạnh thì đơn giản chỉ cần bắt đầu một ngày với một thói quen tốt. "Sau khi tắm, tôi thường ăn sáng với các loại rau và trứng rồi mới đến chỗ làm. Trong chương trình "8 tuần để loại bỏ đường" (I Quit Sugar 8-Week Program), chúng tôi đặt ra mục tiêu ăn 7-9 khẩu phần rau củ quả mỗi ngày. Và ăn rau vào bữa sáng là một ý tưởng tuyệt vời", cô chia sẻ.
Nếu như người khác cho rằng ăn ngũ cốc vào bữa sáng rất tiện lợi thì Sarah Wilson lại cho rằng đó là một "cái bẫy" đầy đường và sẽ tốt hơn nếu loại bỏ đường khỏi chế độ ăn uống hàng ngày. "Chọn ngũ cốc cho bữa ăn sáng là một sai lầm hoàn toàn vì nó chứa một lượng đường quá nhiều. Thậm chí nước táo, dù là táo hữu cơ, cũng có thể chứa lượng đường nhiều như một lon nước ngọt. Mọi người nói đó là đường tự nhiên nhưng nếu bạn chọn nước ép táo bán sẵn thì chắc chắn sẽ chỉ toàn đường. Ngay cả sữa chua hay bất kì sản phẩm nào được quảng cáo là ít béo cũng sẽ có nhiều chất béo đến không ngờ". cô cho biết.
Từ đó, Wilson đưa ra lời khuyên: "Chỉ cần bạn bỏ qua đường, ăn rau chứa protein và các chất béo tốt là bạn sẽ khỏe mạnh cả ngày. Hãy thử tưởng tượng rằng: Năng lượng của chúng ta được tạo thành giống như ngọn lửa. Nếu chúng ta ăn đường sẽ tương tự như việc cho những mảnh giấy mỏng hoặc thanh củi nhỏ vào lửa, ngọn lửa sẽ cháy rất nhanh. Nhưng nếu loại bỏ đường, thay vào đó là protein và chất béo tốt từ các thực phẩm thì sẽ giống như đưa khúc gỗ cứng vào lửa, cháy từ từ. Và chúng ta có thể đủ năng lượng trong khoảng 4-5 tiếng đồng hồ, đủ cho tới bữa trưa".
Điều này có nghĩa là nó sẽ giúp bạn không bị đói giữa chừng dẫn đến sụt giảm năng lượng nên sẽ giảm tình trạng ăn vặt.
Trước khi viết cuốn "I Quit Sugar", Sarah Wilson đã tiêu thụ đến 30 muỗng cà phê đường mỗi ngày. Sau đó cô thấy sức khỏe mình suy giảm kèm theo xuất hiện bệnh tuyến giáp. Lúc này, cô biết rằng mình cần phải thay đổi.
Và 4 mẹo đơn giản mà Sarah Wilson đã tự thiết lập để loại bỏ đường khỏi chế độ ăn uống của mình là:
- Có một thói quen tốt
- Bắt đầu ngày mới với việc vận động
- Ăn rau trong bữa sáng để bổ sung protein
- Tránh ăn ngũ cốc có đường vào bữa sáng.
Tiêu thụ bao nhiêu đường là quá nhiều và những tác hại do ăn nhiều đường
WHO luôn khuyến cáo bạn không nên nạp quá 10% năng lượng hàng ngày từ các thực phẩm có đường, nhưng bây giờ họ đang họ đang cân nhắc việc giảm tỉ lệ này xuống còn 5%. Đối với trung bình một người lớn khỏe mạnh, chỉ nên tiêu thụ không quá 25 gram - khoảng 6 muỗng cà phê đường mỗi ngày.
Hầu hết chúng ta đều đã nghe cảnh báo về sự nguy hiểm của việc tiêu thụ quá nhiều đường trong một thời gian dài. Ngay từ năm 1957, John Yudkin, một giáo sư về dinh dưỡng tại bệnh viện Queen Elizabeth College ở London, đã bắt đầu tranh luận rằng, nói đến bệnh tim và các bệnh mãn tính khác thì đường chứ không phải là chất béo mới chính là thủ phạm.
Vậy ăn quá nhiều đường dẫn đến những tác hại gì?
- Sâu răng: "Sâu răng xảy ra khi vi khuẩn đường răng ăn các loại đường đơn giản, tạo ra axit phá hủy men răng," Theo bác sĩ nha khoa Anahad O'Connor giải thích trên tờ The New York Times, sâu răng xảy ra khi vi khuẩn ở răng được "nuôi dưỡng" bằng đường, chúng tạo ra axit phá hủy men răng.
- Kháng leptin gây béo phì: Leptin là một hormone trong cơ thể có tác dụng báo hiệu khi bạn đã no. Các nghiên cứu trên Tạp chí Sinh lý học (2008), Tạp chí Sinh lý học (2009), Tạp chí Dinh dưỡng của Anh (năm 2011), Những tiến bộ trong dinh dưỡng (năm 2012) đều thừa nhận rằng kháng leptin có thể là một tác dụng phụ của bệnh béo phì mà tiêu thụ nhiều đường gây ra kháng leptin mãn tính.
- Phát triển bệnh tiểu đường: Theo các nghiên cứu được công bố trên tạp chí The American Journal of Cardiology (1999), American Journal of Clinical Nutrition (2002) và Nutrition & Metabolism (2005), khi bạn ăn quá nhiều đường có thể làm tăng nhu cầu của cơ thể đối với insulin - một hormone giúp cơ thể chuyển đổi thực phẩm thành năng lượng sử dụng được. Khi mức insulin cao ổn định, độ nhạy cảm của cơ thể với các hormone giảm, và glucose tích tụ trong máu. Sự rối loạn về insulin có thể là nguyên nhân làm phát triển bệnh tiểu đường.
- Tăng nguy cơ tim mạch và ung thư: Tổng hợp kết quả của 14 công trình nghiên cứu quốc tế trên tạp chí y khoa American Journal of Gastroenterology cho thấy những người bị tiểu đường týp 2 dễ mắc ung thư đại tràng hơn 38% so với những người không bị tiểu đường. Mặc dù còn một số yếu tố khác như tuổi cao, béo phì và hút thuốc lá, nhưng mối liên quan giữa tiểu đường và ung thư vẫn là chính.
(Tổng hợp)