BÀI GỐC Ngột ngạt vì ở cữ nhà chồng

Ngột ngạt vì ở cữ nhà chồng

Má chồng tôi gằn lên: “Nhà này có một đứa cháu, không đi đâu hết. Chị ấy thích thì cứ đi, cháu tôi phải ở lại đây”, rồi "con dâu gì mà đầu ở ngoài óc…”.

7 Chia sẻ

Đắc thắng với kế hoạch phản pháo mẹ chồng

,
Chia sẻ

Hai ngày liền, tôi vờ đau bụng, tỉ tê với chồng: “Hình như do móng giò mẹ để lâu bị thiu, thế này thì sữa cho con ăn lo ngại lắm”. Hôm sau, anh đem nồi móng giò trong tủ lạnh đổ sạch và khuyên giải mẹ.

Gửi chị Lê Dung, tác giả bài viết “Ngột ngạt vì ở cữ nhà chồng”!

Đọc bài viết của chị, tôi thấy đồng cảm vô cùng. Hoàn cảnh của chị em mình sao giống nhau đến thế. Nói thật, nếu không phải chúng ta “kẻ Bắc, người Nam”, tôi đã hẹn chị gặp ở ngoài để cùng chia sẻ, cùng bàn kế đối phó với hai bà mẹ chồng “hâm và keo kiệt giống nhau”.

Lời đầu tiên, tôi thành thật khuyên chị Dung phải đứng lên để đấu tranh với mẹ chồng của chị. Bà ta ác mồm, ác tâm. Nhưng người như vậy chỉ 1 chiêu là trị được. 

Ví dụ như chị hãy ghi âm những lời ác độc mẹ chồng nói. Sau đó họp gia đình lại, nói thẳng vấn đề, kể rõ những tội lỗi của bà mẹ chồng.

Chị ơi, tuy mình làm dâu con thật đấy nhưng mình càng nhân nhượng, mẹ chồng càng lấn tới đấy chị ạ. Phụ nữ với nhau 1 khi đã ghét nhau thì thâm thù đại hận, sẵn sàng làm mọi thứ để đạp đổ nhau. Trong trận chiến mẹ chồng nàng dâu, chị em mình yếu thế ở chỗ là tuổi nhỏ, phận làm con nên cứ phải nhịn mấy bà già ghê gớm. 
 

Những con dâu như chị em mình từ đầu đã thất thế hơn thì phải luôn phòng thủ và tấn công ngay khi có thể. Nhất là phải tỉ tê để lấy sự ủng hộ của chồng - người ở giữa. Chứ chị để mẹ chồng chèn ép đến mức nhảy cả lên đầu mẹ đẻ mình là dại và hiền quá. Nhân đây, tôi xin kể cho chị chuyện trị mẹ chồng của tôi để chị tham khảo.

Mẹ chồng của tôi là người vô cùng khó lường, hiểm ác. Mặt mũi bà thì giả nai hiền lành, miệng lúc nào cũng nói yêu thương con dâu như con đẻ. Nhưng bà toàn xoen xoét nói thế hoặc nói 1 đằng, làm ra 1 nẻo, chống đối phá hoại ngầm. Nhất là cái tính keo kiệt, bủn xỉn của mẹ chồng tôi thì không thể đỡ được.

Tôi là người Bắc Ninh, lấy chồng Hà Nội. Gia đình chồng tôi nhìn vào ai cũng nghĩ là nhà giàu lắm. Nhà 2 mặt phố 4 tầng khang trang, rộng rãi, có xe ô tô đi.

Lúc đầu, tôi cũng tưởng là mình số son vớ được nhà chồng khá giả. Nhưng ở lâu thì mới biết cuộc sống gia đình nhà chồng chả được bằng 1/10 của những người thường dân.

Mẹ chồng tôi ki bo, tính toán từng tí một. Nhà 5 người, (vợ chồng tôi, bố mẹ chồng và em chồng) vậy mà bà hạn mức 100 ngàn 1 ngày đi chợ trong thời buổi bão giá này.

Bữa ăn gia đình chỉ có thịt cá lèo tèo, toàn rau là rau. Hoa quả thì may ra thứ 7 chủ nhật cả nhà mới được cải thiện. Tôi ý kiến, mẹ chồng bảo: “Ăn thịt lắm bị gút, ăn rau cho đỡ táo bón”.

Nước dùng trong nhà, mẹ chồng tôi siêu tiết kiệm. Nước rửa rau giữ lại để rửa bát, nước tráng bát cũng phải giữ lại đem dội nhà vệ sinh. Trong nhà tôi lúc nào cũng lỉnh kỉnh xô chậu chứa nước.

Đợt vừa rồi tôi sinh nở, rồi ở cữ mới đau đầu. Mẹ chồng mua móng giò về cho ăn để có sữa. Nhưng bà thường ninh tất một nồi cháo to và để vào tủ lạnh. Mỗi ngày, bà lấy cháo chân giò trong tủ lạnh ra hâm lại và cho tôi ăn.  Sinh nở mệt mỏi mà còn phải nuốt cháo đông lạnh thế này, tôi không chịu nổi.

Điên nhất là chuyện bà chăm cháu. Tôi cho bé dùng bỉm để tiện lợi. Muốn con sạch sẽ, tôi thay bỉm cho bé liên tục khi còn tè hoặc ị. Mẹ chồng tôi suốt ngày thẫn thờ vì tiếc tiền mua bỉm cho cháu.

1 tuần gần đây, tôi để ý cứ lúc nào tôi thay bỉm cho cháu là mẹ chồng xung phong làm hộ. Rồi bà kiếm cớ đuổi tôi đi xuống nhà. Thấy mãi mà bịch bỉm không vơi đi, tôi lén theo dõi.

Ôi trời đất ơi! Mẹ chồng tôi tháo bỉm cho cháu xong, nếu chỉ có nước tiểu, bà đem lên sân thượng phơi khô rồi đem quấn lại cho thằng bé. Tôi sốc, nói thẳng với bà là không được làm như vậy. Mẹ chồng tôi ậm ừ bào: “Việc mày mày làm, việc tao tao làm. Tao cứ làm thế thì mày làm gì được. Dùng như mày thì một tháng mấy triệu tiền bỉm mất”.

Nhiều lần sau, tôi vẫn phát hiện được bà lén cầm bỉm đi phơi. Điên quá, tôi gọi chồng ở dưới nhà cùng đi bắt quả tang. Lên sân thượng thấy 1 bàn toàn bỉm của thằng bé đang được hong khô, chồng tôi xót con, làm ầm ĩ lên 1 trận. 

Mẹ chồng tôi lại ngay lập tức nước mắt cá sấu, sụt sịt: “Mẹ chỉ muốn tiết kiệm cho hai con thôi”. Chồng tôi nhìn bà nước mắt ngắn dài thì mủi lòng, không nỡ mắng nhiều nhưng anh cũng chốt hạ câu cuối: “Mẹ mà làm vậy lần nữa thì đừng hòng động vào cháu”.
 

Thừa thắng xông lên, tôi quyết định ra tay trị luôn cái thói keo kiệt của mẹ chồng. Hai ngày liền, tôi giả vờ đau bụng, tỉ tê với chồng: “Hình như do móng giò mẹ để lâu bị thiu, thế này thì sữa của con mình cũng là sữa thiu mất anh ạ”. Ngày hôm sau, ngay lập tức chồng đem nồi móng giò trong tủ lạnh đổ sạch và nói chuyện khuyên giải mẹ.

Tôi còn lén lút băm vụn rau, đổ vào nhà vệ sinh rồi dội nước. Chỉ cần 3 ngày làm như vậy, toàn bộ hệ thống ống cống nhà tôi bị tắc. Nước dềnh lên trông thật thảm hại. Nhìn đống rau nổi lềnh phềnh,bố chồng tôi quắc mắt mắng bà 1 trận. Ông phải tốn cả đống tiền cùng bao nhiêu công sức mới phục hồi được đường ống cống như xưa.

Mẹ chồng lại định dùng ánh mắt thỏ non hiền lành để thuyết phục nhưng bố chồng tôi gạt phắt. Ông nói nghĩ đến việc đi thông cống 1 lần nữa, ông không chịu được. Thế là cái trò giữ nước thừa lại để dùng của bà đã bị ông  cấm tiệt. Bà mà lén trữ nước, bố chồng tôi đổ đi sạch, còn mắng cho 1 trận ầm ĩ cả nhà.

Mẹ chồng tôi cũng đoán ra là tôi ngầm giở trò nhưng không có bằng chứng nên cũng chả làm gì được. Thỉnh thoảng, tôi thấy bà nhìn tôi có vẻ căm lắm. Nhưng nếu tôi không giở những chiêu trò ấy, chắc bà vẫn mãi lẩm cẩm và ki bo. 

Chia sẻ