Đã ở bậc lương cao nhất, người lao động có được xây mức lương cao hơn không?

JJJ,
Chia sẻ

Theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, điều này có thể xảy ra nhưng phụ thuộc vào độ phức tạp trong quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh cũng như mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định mỗi năm.

Câu hỏi: Đã ở bậc lương cao nhất, có thể xây dựng bảng lương mới không và phải làm như thế nào?

Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội giải đáp câu hỏi này như sau.

Đã ở bậc lương cao nhất, người lao động có được xây mức lương cao hơn không? - Ảnh 1.

Điều 7 Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 4/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương quy định:

Điều 1: Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, doanh nghiệp xây dựng và quyết định thang lương, bảng lương đối với lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh, phục vụ.

Điều 2: Bội số của thang lương là hệ số chênh lệch giữa mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật cao nhất so với mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật thấp nhất; số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.

Điều 3: Mức lương thấp nhất (khởi điểm) của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương do công ty xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện công việc hoặc chức danh, trong đó:

a) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

b) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

c) Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Đã ở bậc lương cao nhất, người lao động có được xây mức lương cao hơn không? - Ảnh 2.

Căn cứ quy định trên, người lao động ở bậc lương cao nhất có thể được xây dựng bậc lương tiếp theo phụ thuộc vào độ phức tạp trong quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi và thay đổi về mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định hàng năm.

Ngoài ra, thang lương hoặc bảng lương sửa đổi, bổ sung phải được tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp, công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện. Đồng thời phải gửi cơ quan quản lý Nhà nước về lao động (từ cấp huyện) nơi đặt cơ sở sản xuất hoặc trụ sở doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, tăng mức đóng BHXH, doanh nghiệp phải làm thủ tục điều chỉnh và báo tăng mức đóng với cơ quan BHXH.

Theo Chinhphu.vn

Đã ở bậc lương cao nhất, người lao động có được xây mức lương cao hơn không? - Ảnh 3.

Chia sẻ