Cô giáo tiểu học luôn bị đau nhức vùng bụng, ngủ được 1-2 tiếng mỗi đêm, nguyên nhân chính là do thói quen ăn uống kiểu này

TÚ UYÊN,
Chia sẻ

Trong nửa năm gần đây, cô Trương có dấu hiệu đau nhức vùng bụng, cơn đau dữ dội khiến cô chỉ có thể ngủ từ 1 - 2 tiếng mỗi đêm.

Cô Trương (57 tuổi) là một giáo viên tiểu học, sống tại thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Do tính chất công việc bận rộn nên cô Trương có thói quen ăn uống không đúng giờ giấc.

Trong nửa năm gần đây, cô Trương có dấu hiệu đau nhức vùng bụng, cơn đau dữ dội khiến cô chỉ có thể ngủ từ 1 - 2 tiếng mỗi đêm. Cô Trương có tự ý mua thuốc dạ dày uống nhưng cơn đau vẫn không thuyên giảm, khi bệnh diễn biến ngày càng nghiêm trọng thì cô Trương mới đến bệnh viện khám.

Ăn uống không đúng giờ giấc, cô giáo tiểu học bị teo cơ thực quản - Ảnh 1.

Cô Trương (57 tuổi) là một giáo viên tiểu học.

Bác sĩ Hà Hằng Chính, phó chủ nhiệm khoa nội soi, bệnh viện The 2nd People's Hospital of Hunan, cho biết kết quả khám bệnh cho thấy một bộ phận dạ dày của bệnh nhân là cơ thực quản đã bị thoái hóa, teo nhỏ và xâm lấn vào khoang ngực, được xác định là bệnh thoát vị hoành. Sau khi tiến hành phẫu thuật, tình trạng của bệnh nhân đã hồi phục và xuất viện.

Ăn uống không đúng giờ giấc, cô giáo tiểu học bị teo cơ thực quản - Ảnh 2.

Bác sĩ Hà Hằng Chính, phó chủ nhiệm khoa nội soi, bệnh viện The 2nd People's Hospital of Hunan.

Thoát vị hoành không phải là căn bệnh hiếm gặp. Nó chủ yếu được hình thành bởi một phần của dạ dày đi vào khoang ngực thông qua gián đoạn thực quản. Triệu chứng thường gặp là căng trướng vùng bụng, đau bụng, ợ hơi, nhiều người thường lầm tưởng là bệnh viêm dạ dày nên trì hoãn đến bệnh viện khám.

Ăn uống không đúng giờ giấc, cô giáo tiểu học bị teo cơ thực quản - Ảnh 3.

Thoát vị hoành không phải là căn bệnh hiếm gặp.

Bác sĩ Hà Hằng Chính cảnh báo: "Nếu bạn thường gặp tình trạng trào ngược axit dạ dày, ợ nóng, đau tức vùng ngực, ho mạn tính kéo dài thì bạn cần cảnh giác về căn bệnh này. Nếu bạn không kịp thời đến bệnh viện khám, bệnh có thể diễn biến nghiêm trọng như xuất huyết, ăn nuốt khó khăn, hẹp thực quản, thậm chí có thể diễn biến xấu là ung thư thực quản. Cô Trương do ăn uống không theo giờ giấc, cộng thêm tuổi tác ngày càng tăng khiến cơ thực quản thoái hóa dẫn đến bệnh thoát vị hoành".

Thoát vị hoành là gì?

Thoát vị hoành hay còn gọi thoát vị gián đoạn là sự nhô lên của phần trên của dạ dày thông qua cơ hoành – cơ dạng hình vòm phân chia hai khoang ngực và bụng. Điều này có nghĩa là một phần của dạ dày bất thường nhô ra vào trong khoang lồng ngực.

Hầu hết các trường hợp đều nhẹ và phần lớn không có triệu chứng, trong trường hợp nghiêm trọng thoát vị hoành có thể gây khó chịu và đau đớn, có thể dẫn đến trào ngược. Trào ngược là hiện tượng axit trong dạ dày dâng cao và trào ngược vào thực quản, dẫn đến các biến chứng khác ở dạ dày và họng.

Những ai thường mắc phải thoát vị hoành?

Bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc thoát vị hoành. Tuy nhiên những người ở độ tuổi trên 50 và phụ nữ thừa cân dễ mắc bệnh hơn.

Nguyên nhân gây ra thoát vị hoành là gì?

Thoát vị hoành thường không xác định được nguyên nhân chính xác. Thông thường, thực quản đi vào dạ dày của bạn thông qua một khe hở trong cơ hoành. Thoát vị hoành xảy ra khi các mô cơ bắp xung quanh khe hở này trở nên yếu đi.

Có thể nguyên nhân của thoát vị cơ hoành có thể gây ra bởi:

- Tổn thương khu vực cơ hoành.

- Được sinh ra với một khe hở lớn bất thường ở dạ dày (khuyết tật bẩm sinh).

- Áp lực liên tục và dữ dội vào các cơ bắp xung quanh, chẳng hạn như khi ho, nôn mửa hoặc căng thẳng trong thời gian đi cầu, hoặc trong khi nâng vật nặng.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của thoát vị hoành?

Bạn cần lưu ý tuân thủ một số điều trong thói quen sinh hoạt để có thể kiểm soát được thoát vị hoành như:

- Giảm cân nếu bạn thừa cân.

- Ăn chậm: ăn 4-5 bữa nhỏ thay vì ăn 1-2 bữa lớn.

- Tránh những thức ăn làm ợ chua như: Sô cô la, thực phẩm cay, thức ăn làm từ khoai tây, hành, trái cây họ cam, quýt…

Theo Kankanews

Chia sẻ