Bị gãy cột sống tại phòng tập thể dục và đây là những gì cô gái trẻ này học được

T. L,
Chia sẻ

Tôi nằm trên giường bệnh viện với nỗi lo sợ sẽ không bao giờ có thể đi bộ được nữa - đó là chia sẻ của Brooke Bevan về tai nạn mình đã gặp tại phòng tập thể dục.

Vào tháng Giêng năm 2013, sau một tai nạn hiếm gặp tại phòng tập thể dục tại địa phương, Brooke Bevan (huấn luyện viên CrossFit 4000) phải nhập viện và đối mặt với nguy cơ không thể đi bộ được nữa. Do lòng bàn tay nhiều mồ hôi mà cô bị trượt khỏi thanh ngang khi đang tập xà đơn dẫn đến gãy xương sống phần ngực. Ngay lập tức cô được đưa đi cấp cứu và phẫu thuật cố định cột sống. Ngoài ra cô còn bị nứt hộp sọ, trật khớp vai và chấn thương sọ não nhẹ.

Bị gãy cột sống tại phòng tập thể dục và đây là những gì cô gái trẻ này học được - Ảnh 1.

Brooke Bevan là một huấn luyện viên thể dục.

Tai nạn này đã khiến Brooke mất khả năng nhận biết các mùi trong khoảng 6 tháng. Nếu không được phẫu thuật kịp thời lúc đó, chắc chắn Brook không thể đi lại một lần nữa.

Cho tới hiện tại, mặc dù vết sẹo rất nhỏ và khó nhận thấy nếu nhìn bằng mắt thường nhưng đó là cả một quá trình chịu đựng, chiến đấu đầy nước mắt lẫn đau đớn, thất vọng và quyết tâm mà Brook đã trải qua.

Bị gãy cột sống tại phòng tập thể dục và đây là những gì cô gái trẻ này học được - Ảnh 2.

Brooke Bevan đã phải chịu đựng một quá trình hồi phục đầy đau đớn và nước mắt.

Nhớ lại vụ tai nạn này, cô chia sẻ:

Tôi chỉ mất một tuần nằm viện nhưng quá trình hồi phục mới thực sự là lâu. Điều chỉnh cuộc sống gia đình là một cuộc đấu tranh. Cho tới khi cơ thể của bạn không thể cử động như bình thường bạn mới thấy thương mình như thế nào. Tôi đã không thể đi xa hơn 50 mét mà không bị các cơn đau hành hạ. Tuy nhiên, bất kể như vậy tôi vẫn phải cố gắng.

Tôi đã phải đeo nẹp lưng (nẹp lưng dùng để giữ cho lưng ở vào một vị trí mau lành sau khi giải phẫu hoặc bị thương tích) trong 5 tháng và phải chấp nhận thực tế là không thể tập thể dục, làm các hoạt động bình thường như ra khỏi giường, ra khỏi ghế, ra vào xe... Tệ hơn là tôi dần mất kiên nhẫn và điều này khiến bác sĩ vật lý trị liệu của tôi phát điên lên.

Bị gãy cột sống tại phòng tập thể dục và đây là những gì cô gái trẻ này học được - Ảnh 3.

Nẹp lưng mà Brooke Bevan phải đeo trong 5 tháng.

Ngay sau khi được tháo nẹp, tôi tăng cường hoạt động hơn cả mức mong muốn của các bác sĩ. Tôi đã đến gặp bác sĩ phẫu thuật - người khuyên tôi cần tuyệt đối tránh vận động trong hơn 3 tháng - để ông thấy rằng tôi đã tiến bộ như thế nào.

Sau 9 tháng tôi được phép bơi - chỉ 2 lần/tuần và không lâu hơn 30 phút. Trong lần kiểm tra sau 12 tháng phẫu thuật, cuối cùng tôi đã được giải tỏa được nỗi lo lắng và rõ ràng là tôi có thể đi bộ trở lại. Sau nhiều tháng không hoạt động và di chuyển hạn chế do phẫu thuật, giờ đây tôi chỉ có các cơn đau.

Phải mất một vài năm để bắt đầu tin tưởng cơ thể một lần nữa và những cơn đau không còn là quá tệ, không còn phải rơi nước mắt khi cố gắng làm điều gì đó mới. Hoặc để cho bản thân mình trở nên yếu đuối và vô dụng hoặc là phải cố gắng, cuộc sống của tôi trở thành tìm kiếm sự cân bằng, có lúc về thể chất, có lúc về tâm lý. Từng chút một, tôi tìm lại chính mình. Tôi đã học cách chấp nhận cảm xúc, thừa nhận và cho phép chúng trôi qua. Tôi đã học cách lắng nghe cơ thể mình, nghỉ ngơi khi cần và dừng lại khi phải dừng.

Bị gãy cột sống tại phòng tập thể dục và đây là những gì cô gái trẻ này học được - Ảnh 4.

Brooke Bevan đã rất cố gắng để "vượt lên chính mình"

Tất cả chúng ta đều có những thời điểm tồi tệ trong cuộc sống khiến chúng ta phải thay đổi cách suy nghĩ. Cách chúng ta đối phó với sự thay đổi đó sẽ xác định hướng chúng ta tiến lên phía trước. Tôi đã chọn để làm cho tình huống tồi tệ nhất của mình trở nên tốt nhất, điều này cũng làm cho nhiều điều trong cuộc đời tôi thay đổi theo. Đã có rất những sự hỗn loạn trong một vài năm, mà đôi khi cảm thấy không chịu nổi nhưng tôi đã sống vì cuộc sống thân yêu (cũng như vì những người xung quanh tôi).

Và sau tất cả, tôi nhận ra những điều này:

- Cuộc sống là để tận hưởng, ngay cả khi có điều tồi tệ.

- Hãy linh hoạt với mục đích của bạn, biến chúng thành hiện thực nhưng không sống và chết vì nó.

- Lắng nghe trái tim mình, chọn những gì bạn yêu thích để làm, không bao giờ thỏa hiệp vì cuộc sống quá ngắn.

- Không bao giờ chấp nhận một điều rằng mình không thể làm được điều gì đó. Hãy nhớ rằng, luôn có một sự thay thế khác.

- Cơ thể bạn là một kho báu, bạn chỉ có một, vì vậy hãy đối xử với nó vì bạn xứng đáng.

Một số lưu ý khi tập luyện để tránh các tai nạn đáng tiếc:

- Hiểu được tình trạng sức khỏe của mình: Điều này giúp bạn lựa chọn những bài tập thích hợp. Nếu bạn được chuẩn đoán mắc bệnh tim mạch hoặc các bệnh khác, bạn càng cần chọn các bài tập thể dục cho phù hợp.

- Tập với cường độ tăng dần: Khi bắt đầu một chương trình tập thể dục, bạn nên tập từ cường độ thấp, sau khi cơ thể đã quen thì mới tăng dần lên.

- Nên có huấn luyện viên cá nhận: Đối với bất kì bài tập nào, nếu tập sai tư thế, kĩ thuật đều có thể dẫn đến chấn thường. Có huấn luyện viên tốt sẽ giúp bạn bắt đầu một cách an toàn.

- Khởi động trước khi tập: Làm ấm người trước khi bạn bắt đầu tập luyện để ngăn ngừa các thương tích. Một số hình thức khởi động bạn có thể thực hiện là: Đi bộ, chạy bộ hoặc chỉ đơn giản là thực hiện các động tác đơn giản.

- Lắng nghe cơ thể, ăn uống khi cần thiết: Trong quá trình tập, nếu thấy có sự bất thường (đau nhói, suy nhược...) thì cần nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng kịp thời. Đây là tín hiệu của cơ thể thông báo cho bạn một điều gì đó không ổn và bạn nên ngừng tập thể dục, nếu cố gắng tập có thể sẽ làm cho mọi thứ trầm trọng hơn.

(Tổng hợp)

Chia sẻ