28.000 nhân viên bình chọn kiểu sếp này là dạng tồi tệ nhất, các chị em công sở đoán được không?

Quiry,
Chia sẻ

Quả thực mà nói, bình chọn vậy cũng cấm có sai!

Theo một cuộc khảo sát mới đây, hàng nghìn nhân viên đồng ý rằng: Người sếp tệ nhất chẳng phải là một người thiếu tôn trọng hoặc không ủng hộ nhân viên của mình, mà đó là người thậm chí không biết cách để hoàn thành công việc của họ.

Đó là ý kiến nhận được sự đồng thuận của 28.000 nhân viên công sở đang làm việc trên toàn châu Âu. Trong đó, họ được yêu cầu chấm điểm cấp trên của mình dựa trên bảy khả năng lãnh đạo. Bao gồm các yếu tố như: Đưa ra phản hồi cho ý kiến của nhân viên, tôn trọng cấp dưới, công nhận khả năng của cấp dưới, hoàn thành công việc, khuyến khích nhân viên, tạo điều kiện làm việc nhóm, sẵn sàng giúp đỡ nhân viên.

28000 nhân viên bình chọn kiểu sếp này là dạng tồi tệ nhất, các chị em công sở đoán được không? - Ảnh 1.

Trên thang điểm từ 1 đến 5, các sếp sẽ bị xếp hạng “tệ” khi đạt điểm dưới 3.

Những lãnh đạo có điểm số thấp nhất trong đó thường là những người không thể hoàn thành công việc của mình. Theo kết luận của người dẫn đầu nghiên cứu - Amanda Goodall, một người sếp tồi có xu hướng trở thành người thiếu năng lực chuyên môn lẫn khả năng lãnh đạo.

Trường hợp này được gọi là “Nguyên tắc Peter”, dùng để chỉ việc các nhà quản lý thường được thăng cấp một chức vụ quá cao so với khả năng của họ. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng tới sự công bằng trong môi trường công sở mà còn khiến chất lượng làm việc chung của toàn công ty giảm sút.

Vậy chị em cần phải làm gì khi có một ông sếp bất tài?

Một lãnh đạo không đủ năng lực là vấn đề rất nghiêm trọng, nó có thể tạo ra sự thất vọng đối với nhân viên và làm giảm tinh thần chung của cả công ty. Thay vì sống chung với lũ, chúng ta cần quyết liệt trong công việc và chủ động với hi vọng điều đó sẽ thay đổi tích cực đối với sếp mình.

Chẳng hạn, trong một dự án chung, nhân viên có thể chủ động đặt câu hỏi với sếp như một lời gợi nhắc giúp sếp luôn tập trung vào công việc và không quên deadline. Nếu bạn đã cố gắng giúp đỡ sếp vì mục tiêu chung của công ty, nhưng tình hình không cải thiện, có lẽ đã đến lúc chị em nên tìm cho mình những cơ hội làm việc mới, ở những vị trí xứng đáng với đóng góp của mình.

28000 nhân viên bình chọn kiểu sếp này là dạng tồi tệ nhất, các chị em công sở đoán được không? - Ảnh 2.

Nhân viên muốn được sếp dẫn dắt phát triển sự nghiệp

Những người sếp tệ theo đánh giá trong nghiên cứu còn bởi một nguyên nhân: Họ không dành nhiều sự chú ý đến việc phát triển sự nghiệp cho nhân viên.

“94% nhân viên nói rằng họ sẽ ở lại công ty lâu hơn nếu có được nhiều sự quan tâm, dẫn dắt từ cấp trên”, theo LinkedIn. Hơn thế nữa, LinkedIn cho thấy việc không có cơ hội học hỏi và phát triển tại nơi làm việc là lý do số 1 tại sao các nhân viên trẻ rời bỏ công việc. Bởi thế hệ này cho rằng việc được phát triển còn quan trọng hơn cả việc tăng lương.

Nếu bạn không cảm thấy được hỗ trợ trong việc phát triển bản thân, hãy trò chuyện thẳng thắn với sếp và chủ động bày tỏ mong muốn được giúp đỡ.

Nhân viên cần được sếp tôn trọng những ý kiến và đóng góp của mình

Nhìn chung, chỉ có 13% tổng nhân viên trong nghiên cứu trên đánh giá sếp của mình dưới mức điểm trung bình. Nhưng một điểm khả quan ở đây là: Ngay cả những lãnh đạo nhận được số điểm thấp nhất vẫn được đánh giá tốt trong việc tôn trọng nhân viên.

28000 nhân viên bình chọn kiểu sếp này là dạng tồi tệ nhất, các chị em công sở đoán được không? - Ảnh 3.

Tôn trọng và công nhận những đóng góp của nhân viên là chìa khóa cho một môi trường làm việc tích cực, lành mạnh và ngày một phát triển. Nhiệm vụ chính của người lãnh đạo là thu hút và truyền cảm hứng cho nhân viên của mình, giúp họ bỏ qua những lợi ích ích kỷ của bản thân để làm việc vì tập thể.

Nếu sếp bạn đang có dấu hiệu của một kẻ vô dụng và không tôn trọng cấp dưới, thử cố gắng một chút để thay đổi anh ta. Khi lực bất tòng tâm, hãy rời công ty ngay nhé!

28000 nhân viên bình chọn kiểu sếp này là dạng tồi tệ nhất, các chị em công sở đoán được không? - Ảnh 4.

Theo CNBC

Chia sẻ