Hỡi những ông sếp tồi! Làm được 5 điều này hẵng vỗ ngực nhận mình là người lãnh đạo thấu tình đạt lý
Làm sếp khó lắm, phải đâu chuyện đùa!
Trên đời này có 1001 bài học dạy làm sếp, nói nhiều nói mãi mà có ai chịu tiếp thu đâu! Những người sếp tồi cứ nghĩ mình ở trên là to lắm nên toàn giở trò bắt nạt nhân viên và hống hách nơi công sở. Nhưng đừng quên ai cũng có thể bị thay thế!
Vì vậy, nếu muốn giữ chức được lâu và nhân viên cấp dưới kính mến nể phục, bạn cần nắm rõ 5 bài học dưới đây!
1. Đừng đi nói xấu nhân viên cũ
Quan hệ sếp - nhân viên cũ cũng có nhiều phần giống những người yêu nhau chia tay. Sau khi đường ai nấy đi, bạn nên giữ hình ảnh tốt trong đầu nhau thay vì kể xấu rêu rao với người khác. Làm như thế chẳng đáng mặt sếp chút nào! Thậm chí, nếu bạn ngồi lê đôi mách thì người nghe dù không nói nhưng trong lòng họ cũng không tôn trọng một kẻ xấu tính như bạn đâu!
2. Đừng thân thiết quá với nhân viên
Tử tế và thân thiết là hai khái niệm bạn nên tách bạch với nhau trong mối quan hệ sếp và nhân viên. Tử tế là việc bạn đối xử tốt với cấp dưới nhưng bạn vẫn giữ khoảng cách vì dù gì họ chỉ là người làm thuê cho bạn mà. Còn thân thiết là khi bạn để hai người can thiệp quá nhiều vào cuộc sống công việc của nhau.
Khi quá gần gũi và coi mình là bạn thân với nhân viên, tình trạng "nhờn" trong công việc dễ bị xảy ra. Như thế thì chẳng thể làm việc bền lâu mà hiệu quả công việc cũng rớt thê thảm đó các sếp ạ!
Người làm lãnh đạo cũng nên hiểu để tránh các trường hợp nói đùa, cợt nhả với nhân viên. Đến khi bạn nói đùa thì họ tưởng thật, còn ngược lại khi bạn nói thật thì họ tưởng đùa và nhờn lại đó!
3. Nói ít làm nhiều, đừng có mà mang họ "Hứa"
Có hai kiểu người sếp tồi trong việc ăn nói chính là kẻ rao giảng đạo lý quá nhiều và kẻ chuyên môn hứa suông. Thứ nhất, khi bạn cứ hứa hẹn với nhân viên, tức là bạn đang gieo vào trong họ một hi vọng. Nếu như không thể đáp ứng được lời hứa đã đề ra, bạn chính là một kẻ làm lãnh đạo bất tín.
Còn khi bạn rao giảng đạo đức quá nhiều mà thiếu đi tính thực tế, bạn dễ bị nhân viên ghét cũng như coi thường. Hãy nhớ đừng đặt quá nhiều hi vọng vào nhân viên của mình một cách vô lý. Bởi dù gì thì đây chẳng phải công ty của họ, vả lại nếu họ đáp ứng được hết kỳ vọng của bạn thì họ đã thành sếp rồi!
4. Phải "tỉnh" với những đứa thảo mai
Một nhân viên suốt ngày nịnh nọt bạn bằng dăm ba cái câu triết lý thì đừng có ngu dại mà tin! Bạn nghĩ nhân viên quý sếp đến thế cơ á? Không đời nào, họ chỉ đang muốn tâng bốc bạn lên để đạt được mục đích cá nhân mà thôi! Trong những nhân viên dưới quyền mình, thì một người sếp khôn ngoan là phải biết ai cáo già, ai sống chân thật và làm việc nghiêm túc nha.
5. Họp ít thôi sếp ơi!
Thời gian với ai cũng là vàng là bạc. Tại sao một số người sếp lại nghĩ rằng phải tốn hàng đống thời gian vô nghĩa trong phòng họp thì mới là làm việc nhỉ? Làm như thế thì chính bạn cũng đang hủy hoại quỹ thời gian của mình! Vậy nên lời khuyên là phải biết phân bổ công việc cũng như giao trọng trách cho đúng bạn nhé!
Làm sếp mà không biết đến 5 điều này, thì thôi làm ơn từ chức đi!