Tin vui cho dân công sở năm 2020: Có thể nhận lương vào bất cứ ngày nào trong tháng, kéo theo một loạt xu hướng tích cực trên toàn thế giới

Quiry,
Chia sẻ

Cùng khám phá xem những điều gì tốt đẹp có thể sẽ tới với các nàng công sở trong năm sau nha!

Khi chúng ta bước sang năm mới với sự phát triển kinh tế và thị trường việc làm ngày càng mở rộng, nhiều doanh nghiệp đang tìm mọi cách để thu hút lực lượng lao động chất lượng.

Đãi ngộ chính là con đường ngắn nhất để giữ chân nhân tài cho công ty. Chị em hãy nhanh chóng cập nhật xu hướng đãi ngộ cho dân văn phòng năm 2020 để biết những cơ hội và lợi ích mới nhé!

1. Nhận lương ngày nào cũng được chứ không cần cuối tháng

Thay vì ngồi chờ nhận lương vào đúng 30 hoặc 31, nhiều nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp đang dần thanh toán lương thưởng vào bất kỳ thời gian nào tiện lợi và phù hợp với đôi bên.

Tin vui cho dân công sở 2020: Có lương ngày nào cũng được chứ không cần cuối tháng, kéo theo một loạt xu hướng tích cực từ nhận định của chuyên gia! - Ảnh 1.

Với sự phát triển của các ứng dụng thanh toán hay dịch vụ thanh toán nhanh từ Ngân hàng như giao dịch qua ATM hay Paypal, việc trả lương trở nên dễ dàng và cá nhân hóa hơn rất nhiều. Các công ty lớn như Walmart, Noodles & Company, Uber và Lyft đã cho phép người lao động đăng ký nhận thu nhập ngay khi giờ làm công được ghi lại, theo CNN Business.

Với tỷ lệ thất nghiệp thấp như hiện nay, việc quản lý nhân sự trở nên vô cùng quan trọng. Thanh toán lương linh hoạt sẽ là một lợi thế trong tuyển dụng khi đề cập đến lợi ích của nhân viên.

2. Không gian làm việc không chỉ giới hạn tại văn phòng

Theo báo cáo từ Hiệp hội Quản lý Nhân sự, 69% doanh nghiệp cho phép nhân viên làm việc tại nhà trong một khoảng thời gian cho trước, trong khi 27% còn lại đưa ra các thỏa thuận làm việc từ xa, với nhân viên toàn thời gian.

“Xu hướng làm việc không ngồi tại văn phòng sẽ tăng cao vào năm 2020.” - Theo ngài Michelle Armer, giám đốc nhân sự tại CareerBuilder.

Tin vui cho dân công sở 2020: Có lương ngày nào cũng được chứ không cần cuối tháng, kéo theo một loạt xu hướng tích cực từ nhận định của chuyên gia! - Ảnh 2.

Chi phí sinh hoạt ở nhiều thành phố lớn rất cao. Mặt khác, việc xây dựng văn phòng lại tốn kém, gây ô nhiễm và mất thời gian. Nhưng vấn đề là, việc xịn, lương cao thường chỉ có ở thành phố song lại tốn nhiều chi phí sinh hoạt. Do vậy, nhiều người làm công vẫn lựa chọn di chuyển ra vùng ngoại ô thay vì nội thành để có nhiều không gian sống hơn.

Từ xu hướng đó, với mong muốn có được nguồn lao động chất lượng, các công ty đã bắt đầu áp dụng chính sách làm việc từ xa, linh hoạt về thời gian và địa điểm để có nhiều cơ hội tuyển dụng được những cá nhân tốt, đồng thời giảm thiểu chi phí văn phòng.

3. Dịch vụ khám chữa bệnh cho người lao động

Chăm sóc sức khỏe vẫn là lợi ích số 1 mà người lao động quan tâm. Vào năm 2020 chăm sóc sức khỏe người lao động sẽ có nhiều dịch vụ chuyên sâu hơn, đặc biệt như hỗ trợ, tư vấn sức khỏe tinh thần, hành vi và cảm xúc.

Nhiều nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân viên sẽ được đáp ứng trực tuyến thay vì đến gặp bác sĩ. Nhất là đối với những bệnh nhẹ, như cảm lạnh hay đau họng, người đi làm vẫn sẽ được chăm sóc toàn diện. Việc điều trị từ xa có thể tiến hành bằng cách nói chuyện với bác sĩ hoặc y tá qua điện thoại hay trò chuyện video để tiến hành kiểm tra chẩn đoán và đặt đơn thuốc trong vòng vài giờ.

Tin vui cho dân công sở 2020: Có lương ngày nào cũng được chứ không cần cuối tháng, kéo theo một loạt xu hướng tích cực từ nhận định của chuyên gia! - Ảnh 3.

Dịch vụ khám sức khỏe trực tuyến linh hoạt hơn và ít tốn kém hơn, mang lại lợi ích cho cả ba bên: Doanh nghiệp, người lao động và bên cung cấp y tế.

4. Áp dụng công nghệ cao trong quy trình làm việc

Môi trường công sở đang ngày càng được hoàn thiện để trở nên công bằng, văn minh hơn. Việc áp dụng công nghệ cao trong tuyển dụng, duy trì hoạt động thường nhật và lãnh đạo là một phần của xu hướng này.

Ví dụ, nhiều ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo có thể được dùng để chọn lọc hồ sơ ứng viên một cách nhanh chóng. Những sáng kiến này có thể sẽ nhận được sự hưởng ứng từ người lao động với mục tiêu minh bạch hóa trong công việc tuyển dụng và thăng tiến. Việc khách quan trong mọi quá trình của doanh nghiệp còn giúp giữ chân nhân viên hiệu quả hơn.

5. Phát triển cá nhân là ưu tiên hàng đầu

Nhiều cuộc khảo sát được tiến hành vào năm 2019 cho thấy, ngoài lương thưởng hấp dẫn, cung cấp cho người lao động cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp là cách tốt nhất để cải thiện sự hài lòng của nhân viên.

Tin vui cho dân công sở 2020: Có lương ngày nào cũng được chứ không cần cuối tháng, kéo theo một loạt xu hướng tích cực từ nhận định của chuyên gia! - Ảnh 4.

Thay vì dựa dẫm quá nhiều vào công nghệ cao và thay thế người lao động, doanh nghiệp nên tập trung đầu tư vào nguồn tài nguyên “con người”. Lực lượng lao động là yếu tố nòng cốt giúp công ty thành công hay rơi vào thất bại, bởi vậy việc giữ chân nhân tài có vai trò vô cùng quan trọng. Ông lớn làng Thương mại điện tử như Amazon đã tiến hành dự án Upskilling 2025 trị giá 700 triệu đô la để đào tạo những kỹ năng mới cho một phần ba lực lượng lao động.

Ngày càng nhiều người trẻ tài năng muốn làm việc cho những công ty thực sự giúp họ phát triển cá nhân. Vì vậy, doanh nghiệp nên cung cấp nhiều cơ hội học tập và phát triển để phù hợp với nhiều cá nhân.

6. Hỗ trợ xử lý nợ sinh viên

Mức nợ sinh viên của Hoa Kỳ đã đạt mức kỷ lục trong năm 2018 với khoản tiền 1,5 nghìn tỷ đô la. Một người Mỹ trung bình có nợ sinh viên nợ từ 20.000 đến 25.000 đô la. Nợ sinh viên đang ngày càng trở thành gánh nặng với cá nhân và chính phủ. Do đó, nhiều công ty đang cung cấp các giải pháp để giúp người lao động xử lý những khoản nợ này.

Ví dụ, công ty sẽ xử lý chung cả khoản đóng góp của công nhân cho công ty với khoản nợ vay sinh viên của họ. Ở những nơi khác, có thể dùng cách trích từ quỹ hưu trí cá nhân. Nhiều công ty cũng sẽ giúp người lao động tìm hiểu về việc hợp nhất nợ và tái cấp vốn.

7. Hỗ trợ nhân viên quản lý tài chính

Ngày càng có nhiều dịch vụ cung cấp giải pháp quản lý tài chính cá nhân: Quản lý tiền lương, tiết kiệm và cải thiện tình trạng tài chính. Theo báo cáo gần đây của ngân hàng Mỹ, 53% các công ty cung cấp dịch vụ quản lý tài chính cho người lao động - tỷ lệ tăng gấp đôi so với bốn năm trước. Các chương trình này bao gồm công cụ tài chính trực tuyến để giúp nhân viên lập ngân sách và quản lý nợ hay hỗ trợ tư vấn từ các nhà hoạch định tài chính.

Tin vui cho dân công sở 2020: Có lương ngày nào cũng được chứ không cần cuối tháng, kéo theo một loạt xu hướng tích cực từ nhận định của chuyên gia! - Ảnh 5.

Khi các công ty giúp người lao động ổn định tài chính thông qua ngân sách và các nguồn nợ, thu nhập ngoài và kế hoạch nghỉ hưu, họ có thể tăng cường năng suất của người lao động.

8. Đãi ngộ cho nhân viên lập gia đình

Các nhà tuyển dụng đang nỗ lực để hỗ trợ nhân viên khi họ kết hôn. Từ kế hoạch hóa gia đình, hỗ trợ sinh sản, chăm sóc trẻ em đến hỗ trợ nhận con nuôi... là cần thiết để các công ty duy trì khả năng cạnh tranh trong việc thu hút lực lượng lao động.

Netflix, năm 2015 đã tạo tiền lệ bằng cách cung cấp 52 tuần nghỉ phép có lương cho nhân viên lên chức cha mẹ: “Một năm nay, chúng tôi bắt đầu cung cấp nhiều đãi ngộ hơn với nhân viên lập gia đình, hỗ trợ họ trong suốt quá trình sinh sản, đẻ thuê hoặc nhận con nuôi.”

Tin vui cho dân công sở 2020: Có lương ngày nào cũng được chứ không cần cuối tháng, kéo theo một loạt xu hướng tích cực từ nhận định của chuyên gia! - Ảnh 6.

9. Đãi ngộ với nhân viên có cha mẹ cao tuổi

Khi dân số già tăng lên, tỷ lệ những người bỏ việc để chăm sóc cha mẹ già và các thành viên gia đình cũng vậy. Theo nhiều nghiên cứu gần đây, khoảng 10% doanh nghiệp đã cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi cho người lao động vào năm 2019, tăng lên 6% so với năm 2015. Chính sách đãi ngộ này bao gồm thời gian nghỉ có lương để chăm sóc cho một thành viên gia đình bị bệnh, cũng như hỗ trợ tài chính cá nhân hay ưu tiên làm việc từ xa.

Tin vui cho dân công sở 2020: Có lương ngày nào cũng được chứ không cần cuối tháng, kéo theo một loạt xu hướng tích cực từ nhận định của chuyên gia! - Ảnh 7.

Theo CNBC

Chia sẻ