Sức khỏe đường ruột của cụ bà 103 tuổi tương đương với người 30 tuổi, 6 bí quyết sống thọ đơn giản ai cũng có thể áp dụng
Thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của chúng ta như thế nào quyết định đến tình trạng sức khỏe cũng như tuổi thọ về sau. Bí quyết sống khỏe của cụ bà 103 tuổi ở Nhật Bản cũng từ thói quen hàng ngày, ai cũng có thể áp dụng được.
Bạn đang lo lắng về tuổi già? Những tiến bộ của khoa học và khám chữa bệnh đã khiến người sống thọ trên 100 tuổi tăng gấp 402 lần so với 50 năm trước. Hiện nay, việc làm thế nào để duy trì một cơ thể không đau ốm khi về già đã trở thành điều cần thiết.
Chương trình sức khỏe Nhật Bản "Mina no Family Medicine" (Tạm dịch: Thuốc gia đình cho mọi người) đã phỏng vấn một cụ bà tên Shibuya 103 tuổi, người luôn giữ não, mạch máu và môi trường ruột của mình ở trạng thái khỏe mạnh.
Bí quyết giúp cụ sống khỏe nằm ở 6 điểm sau:
1. Nhai chậm
Mỗi miếng cơm nhai trên 30 lần có tác dụng kích thích thần kinh ruột nối với thần kinh sọ não, thúc đẩy hoạt động của vi khuẩn trong ruột, tăng nhu động ruột và tiết dịch tiêu hóa. Sau khi kiểm tra thể chất, bác sĩ phát hiện rằng môi trường ruột của cụ bà Shibuya 103 tuổi thực sự tương đương với môi trường đường của một thanh niên ở độ tuổi 30.
Tomoko Ishii, một chuyên gia về nha khoa thẩm mỹ tại Nhật Bản cho biết, nhai cũng có thể giúp thúc đẩy tăng tiết nước bọt và giải phóng hormone trẻ hóa tuyến mang tai, có tác dụng chống ôxy hóa, duy trì xương và các cơ quan nội tạng khỏe mạnh.
2. Đi bộ mỗi ngày
Cụ Shibuya, dù đã hơn 100 tuổi nhưng hàng ngày cụ đều đi bộ, leo cầu thang. Những hoạt động này có thể giúp xây dựng cơ bắp, thúc đẩy chuyển hóa đường trong máu, giúp mạch máu luôn mềm mại và tươi trẻ.
3. Giao lưu, trò chuyện với mọi người
Duy trì đối thoại và giao tiếp nhiều mỗi ngày có thể ngăn ngừa chứng mất trí nhớ. Cụ bà Shibuya thích chơi mạt chược với những người bạn trung bình trên 75 tuổi, đồng thời giao lưu, trò chuyện với họ. Một nghiên cứu trên một tạp chí y khoa của Anh đã chỉ ra rằng những người ít giao tiếp xã hội có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ tăng 60%.
4. Chế độ ăn uống phong phú
Bữa ăn của cụ Shibuya được nấu theo nguyên tắc ichiju-sansai (một món súp, ba món chính), trong đó súp và thực phẩm lên men là không thể thiếu. Đặc biệt, súp miso nấu từ đậu nành lên men và nước dùng dashi giúp tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột, tốt cho hệ tiêu hóa khiến bữa ăn ngon hơn. Các thực phẩm yêu thích của cụ Shibuya bao gồm: cơm, cá, rong biển, đậu nành luộc và các chế phẩm từ loại đậu này, bột trà xanh, trái cây, rau, cà rốt.
Ngoài ra, cụ Shibuya thói quen chia nhỏ các khẩu phần ăn và ăn thành nhiều bữa trong ngày thay vì ăn ba bữa chính với khẩu phần khá lớn. Điều này có thể giúp cơ thể được no lâu và có cảm giác tràn đầy năng lượng hơn trong suốt cả ngày.
5. Rửa tay thường xuyên
Cụ bà Shibuya sẽ rửa tay ngay sau khi trở về nhà. Rửa tay rất quan trọng để ngăn ngừa lão hóa mạch máu, nếu không sạch sẽ dễ gây nhiễm trùng cho cơ thể và thúc đẩy các tế bào miễn dịch đóng vai trò chống lại, lúc này mạch máu sẽ có phản ứng viêm nhiễm và làm tổn thương mạch máu. Một nghiên cứu năm 2014 của Nhật Bản trên 50.000 người cho thấy nhiễm trùng dai dẳng do không sạch sẽ, lâu ngày làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành lên 2,29 lần và nguy cơ nhồi máu cơ tim gấp 2,58 lần.
6. Tắm suối nước nóng
Cụ bà Shibuya có thói quen tắm suối nước nóng, đây là thói quen của phụ nữ Nhật, họ thường đi tắm suối nước nóng ít nhất 2 tháng/lần. Việc tắm nước nóng đặc biệt tốt cho sức khỏe, giúp con người giảm bớt căng thẳng, dễ ngủ và đẹp da. Vì trong nước suối nóng có nhiều Magie, Canxi Silic và Niacin.
(Nguồn: Aboluowang)