Phỏng vấn: Nhân sự gọi điện cho bạn vào đêm muộn, bạn nghĩ thế nào? Ứng viên trả lời thông minh, đánh bại 2 đối thủ "nặng kí"
Trên thực tế, những vấn đề nhỏ nhặt hàng ngày mà HR nêu ra nhằm kiểm tra "hiệu suất tại chỗ" của người đi phỏng vấn và đánh giá trí tuệ cảm xúc cùng cách làm việc của họ.
Trong các cuộc phỏng vấn việc làm, nhiều người phỏng vấn thường hỏi những câu hỏi kỳ quặc. Tuy nhiên, những người tìm việc hiểu rằng cho dù câu hỏi của người phỏng vấn có kỳ lạ đến mức nào cũng không phải vô nghĩa, bởi đối với các công ty, ngoài kỹ năng chuyên môn thì khả năng ứng xử và sự sáng tạo của người ứng tuyển cũng là một phần rất quan trọng trong việc tìm kiếm nhân tài.
Công ty A muốn tuyển 2 chuyên viên marketing cả nam và nữ. Sau một loạt các cuộc sàng lọc tuyển dụng và kiểm tra sơ bộ, cuối cùng 4 ứng cử viên đã được xác định. Lãnh đạo công ty đã phỏng vấn riêng từng người trong số họ.
Tuy nhiên, câu hỏi phỏng vấn được đưa ra khiến 4 ứng viên có phần bất ngờ: "Nếu một nhân sự gọi cho bạn vào đêm muộn và mời bạn đi phỏng vấn vào ngày mai, bạn đánh giá thế nào về điều đó?".
Người được phỏng vấn đầu tiên là Tiểu Ly. Cô buột miệng: "Có phải anh ta bị ốm nên khuya mới làm việc không?", sau đó tỏ thái độ vô cùng lúng túng. Người tuyển dụng cười giải thích rằng đó chỉ là một câu hỏi giả định. Sau đó, buổi phỏng vấn kết thúc.
Người được phỏng vấn thứ hai là Tiểu Minh, anh trả lời rất nhanh các câu hỏi khác khiến giám đốc nhân sự rất ấn tượng. Cuối cùng, với câu hỏi tương tự như Tiểu Ly, anh trả lời:
"Thật tuyệt vời, có nghĩa là vị trí này phải rất tốt, quan trọng và đang thiếu nhân lực gấp, tôi được đánh giá phù hợp thì nhân sự mới có thể gọi cho tôi vào đêm khuya. Tôi hài lòng với sự công nhận này, cơ hội thành công tất nhiên rất cao. Tôi sẽ đến đúng giờ", câu trả lời khiến người phỏng vấn mỉm cười gật đầu.
Người được phỏng vấn thứ ba là Hân Nghiên trả lời khi được hỏi: "Theo tôi, việc nhân sự gọi điện vào đêm khuya là quá thô lỗ, bởi đây là việc có thể thực hiện trong giờ làm việc. Tôi sẽ không chấp nhận cách làm việc thiếu chuyên nghiệp như vậy".
Người được phỏng vấn thứ tư là Thiệu Huy có vẻ rất dè dặt. Anh nói: "Tôi nghĩ nhân sự của công ty rất tận tâm, làm việc đêm khuya, điều này cho thấy công ty phải rất tốt với nhân viên, nếu không nhân viên sẽ không làm việc như vậy. Ở lại một công ty như vậy, tôi nghĩ con đường phát triển sự nghiệp sẽ không tệ, đương nhiên thu nhập cũng phải tốt".
Cuối cùng, người phỏng vấn thông báo với Tiểu Minh và Thiệu Huy rằng họ đã được tuyển dụng. Người phỏng vấn nói với họ rằng: "Bạn có những suy nghĩ tích cực và những câu trả lời sâu sắc, có sự thấu hiểu. Mặc dù câu trả lời của các bạn không phải là hoàn hảo và toàn diện nhất, nhưng qua đó cũng bộc lộ những kỹ năng mà công ty cần".
Trên thực tế, những vấn đề nhỏ nhặt hàng ngày mà HR nêu ra nhằm kiểm tra "hiệu suất tại chỗ" của người đi phỏng vấn và đánh giá trí tuệ cảm xúc cùng cách làm việc của họ. Do đó, không nên coi bất kỳ câu hỏi nào từ người phỏng vấn như trò đánh đố. Thay vào đó, hãy làm rõ nhu cầu đằng sau câu hỏi.
Một chuyên gia nhân sự cấp cao nói rằng những câu hỏi mở mà họ hỏi mang tính chất kiểm tra lẫn nhau: Đầu tiên, khả năng thích ứng; thứ hai, khả năng đồng cảm; thứ ba, khả năng tổ chức và điều phối; thứ tư, khả năng tiếp nhận và thực thi.
Nếu bạn đã đi đến rào cản cuối cùng của cuộc phỏng vấn, điều đó có nghĩa là các yêu cầu công việc và kỹ năng của bạn về cơ bản phù hợp với kỳ vọng của công ty. Lúc này, trọng tâm của bộ phận nhân sự muốn yêu cầu là khả năng đối nhân xử thế và cách giải quyết vấn đề của bạn. Những nhân viên mà các công ty cần có cả trí tuệ cảm xúc và năng lực.
Khi đối mặt với những vấn đề vô nghĩa, chúng ta phải tìm ra nhu cầu đằng sau vấn đề đó và đưa ra câu trả lời khả thi sau khi cân nhắc kỹ lưỡng.