BÀI GỐC Em khổ vì bệnh "sĩ" của anh lắm, chồng ơi

Em khổ vì bệnh "sĩ" của anh lắm, chồng ơi

(aFamily)- Lúc tôi mới sinh cháu, thân hình còn hơi sồ sề, anh không cho tôi đi đâu cùng, hạn chế cả ra ngoài sợ mọi người nhìn thấy tôi xấu.

10 Chia sẻ

Nhận kết cục đau lòng chỉ vì mắc bệnh "sĩ"

,
Chia sẻ

(aFamily)-Nó dần nhận ra sự dại dột của mình nhưng đã muộn. Điều làm nó đau nhất lúc này là khi nó hết tiền, chẳng ai thèm mời nó nữa.

Trong guồng quay của công việc làm ăn, nó mở ra một website của riêng có, có tên miền được bảo hộ. Nó muốn thương hiệu của nó trở nên nổi tiếng, nó muốn trang web của nó sau này là nơi giúp nó hái ra tiền. Sẽ như một “sân chơi” có tiếng trên mạng internet.

Nó đi học thêm một bằng nữa trong cái trường đại học mà nó tin rằng đây là mảnh đất màu mỡ để nó khai thác hiệu quả làm ăn cũng như đánh bóng thương hiệu website của nó.

Nó muốn làm quen với thật nhiều thầy cô trong trường, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với họ rồi sau đó chỉ cần uy tín của các thầy cô tác động đến đám sinh viên và từ lũ sinh viên đông đúc đó, bọn chúng chỉ cần truyền tai nhau về cái website của nó cũng đã đủ thành công. Chẳng mấy chốc mà nhiều người biết đến thương hiệu công ty của nó. Lúc đó nó hốt bạc.
 
Để thực hiện điều đó, nó bắt đầu quan hệ. Tính nó vốn sĩ từ bé. Giờ làm việc lớn thế này, tính sĩ của nó càng được dịp phát huy trong việc quan hệ. Nó cố gắng tiếp cận từng thầy cô dạy nó, rồi gặp gỡ các trưởng khoa, phó khoa. Là một trường có nhiều hoạt động xã hội, liên chi đoàn các khoa cũng thường xuyên tổ chức các cuộc thi, ca nhạc, câu lạc bộ…và tất nhiên những hoạt động ấy đều cần có nhà tài trợ.

 
Các thầy có chức sắc trong khoa tội gì không gật đầu trước một nhà hảo tâm sẵn sàng tài trợ mọi hoạt động như nó. Thôi thì 5, 7 đến 10 triệu chứ mấy, nó thầm nghĩ, chỉ cần các thầy gợi ý tài trợ, đưa thư mời, nó gật đầu cái rụp. Khoa này được tài trợ, khoa khác cũng làm theo, cứ có chương trình gì, y như rằng nó được mời tài trợ. Nó lao vào guồng, không rút ra được, đâm lao phải theo lao.

Các thầy cô dần biết nó, sinh viên cũng biết nó nhiều hơn, chưa đủ, nó làm quen cả bảo vệ, lái xe, thậm chí mấy bà trông xe, bán nước nó cũng quen tuốt. Nó hào phóng quăng ra vài trăm nghìn đồng để được nghễu nghện treo băng rôn, logo thương hiệu website của nó khắp nơi trong trường. Thời gian đầu với nó thật hoành tráng.

Nhưng tiền ở đâu mà cứ sẵn thế. Nó hết tiền, mới vào trường có vài ba tháng mà nó tiêu phi phao vào việc tài trợ gần 20 khoa trong trường. Đủ các thể loại tiền đã ngốn của nó khoảng 300 triệu. Khổ thay, tiền ấy nó còn đi vay, về lấy của gia đình, của vợ hờ (nó đã bỏ vợ, cặp với người đàn bà khác). Mọi người không chịu được, không cho nó vay nữa, bảo nó dại, ngu. Vậy nhưng nó vẫn không nhận ra. Nó vẫn còn đắc trí.

Thương thay, cái sự tài trợ của nó nhiều khi bị xem như trò cười, người ta quên dán logo của nó lên phông, quên nhắc tên nhà tài trợ. Có nhiều hôm nó oai lắm nhưng cũng có hôm nuốt cục tức to đùng qua cổ. Tất cả vì nó sĩ, hứng lên là làm nên đâu có quy củ, bị người ta lấy tiền trong túi mà chẳng trả công.

Nó dần nhận ra sự dại dột của mình nhưng đã muộn. Điều làm nó đau nhất lúc này là khi nó hết tiền, chẳng ai thèm mời nó nữa, trước đây nhìn thấy nó, người ta tay bắt mặt mừng. Giờ nhìn thấy nó, người ta quay mặt đi. Mấy ông trông xe, bảo vệ gặp nó thậm trí còn đòi tiền treo băng rôn trong nhà để xe. Nó trốn như hủi.

Trang web của nó vẫn dậm chân tại chỗ, hoạt động cầm chừng thì sao ra nổi tiền. Một lần, đi sau đám sinh viên trong sân trường, nó nghe con bé sinh viên đi đằng trước nói bô bô: “tưởng web của ông này (ám chỉ nó) hoành tráng lắm, vào một lần, tôi không thèm vào lần thứ hai, toàn đi copy và paste ở khắp nơi vào, không có tý bản sắc nào cả, đã thế còn cập nhật như rùa bò. Thế mà lúc nào cũng ra vẻ. Mà ông này thừa tiền hay sao, toàn đi vứt lung tung, đổ thóc đãi gà rừng”.

Nó im lặng, lòng đau thắt, nó thấy mình quá ngu. Ai bảo thích “sĩ”!

Chia sẻ