BÀI GỐC Thay vì đưa ra những lý do ngớ ngẩn, đây mới là cách giải quyết thông minh khi đi làm muộn!

Thay vì đưa ra những lý do ngớ ngẩn, đây mới là cách giải quyết thông minh khi đi làm muộn!

Quả thật, cuộc sống ai chẳng có lúc này lúc kia và thỉnh thoảng nhân viên đến muộn là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, "bào chữa" thế nào cho hợp tình hợp lý mới là điều quan trọng.

1 Chia sẻ

Nên ứng biến thế nào khi nhà tuyển dụng mới hỏi lý do tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?

Bi Yu,
Chia sẻ

Bạn vừa nghỉ việc và chuẩn bị đi phỏng vấn một công việc mới? Hãy ghi nhớ những lời khuyên hữu ích từ các chuyên gia của Careerbuilder để không mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng nhé.

Trước tuổi 25, người trẻ có thường có xu hướng đổi qua khá nhiều công việc vì muốn được thử sức bản thân ở những môi trường khác nhau. Nhưng nếu nhà tuyển dụng mới hỏi lý do vì sao bạn nghỉ việc hay bị sa thải ở công ty cũ, bạn nên có xử lý như thế nào?

Nên ứng biến như nào khi nhà tuyển dụng mới hỏi lý do tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ? - Ảnh 1.

Hãy trung thực và thẳng thắn

Bạn bị sa thải vì không hoàn thành tốt công việc, xảy ra mâu thuẫn với đồng nghiệp hay không hoàn thành chỉ tiêu mà dự án đề ra? Hãy tự hỏi bản thân rằng lý do bạn nghỉ việc có phải do bạn đã không đủ nỗ lực và cô gắng đối với công việc cũ hay không. Khi được sếp mới hỏi, hãy trung thực và nói thẳng vào vấn đề chứ đừng phí thời gian vòng vo, ngụy biện. Hãy nhớ rằng, ngay cả khi bạn chuyển hẳn đến một thành phố mới sinh sống và làm việc, nếu bạn nói dối thì một ngày nào đó cái kim trong bọc cũng sẽ bị sếp phát hiện ra mà thôi.

Nên ứng biến như nào khi nhà tuyển dụng mới hỏi lý do tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ? - Ảnh 2.

Đừng bao giờ nói xấu sếp cũ

Kể xấu về đồng nghiệp cũ chính là đang tự hạ thấp giá trị của mình với người đồng nghiệp mới! Ngoài việc điều đó thể hiện sự thiếu chín chắn và tôn trọng của bạn cho công ty cũ, nó còn cho thấy bạn là một người thích buôn chuyện và là nhân tố có thể gây chia rẽ nội bộ trong công ty nữa đấy.

Nên ứng biến như nào khi nhà tuyển dụng mới hỏi lý do tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ? - Ảnh 3.

Ngừng đổ lỗi

Chúng ta thường có xu hướng đổ lỗi cho hoàn cảnh hoặc người khác để tránh nhận phần sai về mình. Tuy nhiên, cái mà nhà tuyển dụng mới cần là thấy được bạn đã dám chịu trách nhiệm về hành động sai sót trong quá khứ thay vì phải nghe những lời bào chữa sáo rỗng. Cho dù bạn có cảm thấy bất công và ấm ức vì những gì phải chịu đựng ở công ty cũ đi chăng nữa, hãy nhớ mang chuyện đó sang chỗ làm mới để kể lể là điều tối kỵ!  

Nên ứng biến như nào khi nhà tuyển dụng mới hỏi lý do tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ? - Ảnh 4.

Thể hiện lối suy nghĩ tích cực

Bạn sẽ không phải là một ứng cử viên tiềm năng với nhà tuyển dụng mới nếu không thể hiện được sự quyết tâm vượt qua những thất bại từ công việc trước. Ngay cả khi có suy nghĩ rằng công ty cũ để bạn ra đi là một sai lầm, hãy nhớ đừng bao giờ thể hiện sự cay cú đó ra bên ngoài để sếp mới biết được. 

Nói về những bài học bạn đã tích lũy được

Hãy nói cho sếp mới biết bạn đã rút được kinh nghiệm gì từ các sai sót đã mắc phải ở công ty cũ. Hãy quả quyết rằng bạn sẽ không lặp lại những lỗi lầm đó và đã trở nên chín chắn hơn nhiều để có thể đảm đương công việc hiện tại. 

Nên ứng biến như nào khi nhà tuyển dụng mới hỏi lý do tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ? - Ảnh 5.

Trả lời một cách khéo léo như thế này sẽ giúp bạn lấy được lòng tin của sếp:“Tôi rất lấy làm tiếc khi rời khỏi Công ty X. Tôi đã học được rất nhiều về cách phát triển sản phẩm ở đó, đó là lý do vì sao tôi tin rằng mình có đủ kỹ năng phù hợp với vị trí hiện này.”

(Theo Careerbuilder.com) 

Chia sẻ