Món rẻ bèo này chính là "đơn thuốc hồi sinh" của nội tạng, tận dụng thì chắc chắn sống thọ

Đậu Đậu,
Chia sẻ

Chỉ cần hấp thụ đủ dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn là có thể đạt được ngũ hành, ngũ tạng hài hòa, từ đó bồi bổ cơ thể và nuôi dưỡng tuổi thọ.

Bạn có biết rằng, trời đất có ngũ hành, con người có ngũ tạng. Ngũ tạng và ngũ hành có vai trò rất mật thiết với nhau. Trong ngũ hành ta có kim, mộc, thủy, hỏa, thổ thì ngũ tạng có tim, gan, lá lách, phổi và thận. Chỉ cần hấp thụ đủ dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn là có thể đạt được ngũ hành, ngũ tạng hài hòa, từ đó bồi bổ cơ thể và nuôi dưỡng tuổi thọ.

Theo Giáo sư Ito Hiroshi (Trường Y Đại học Keio, Nhật Bản): Các cơ quan nội tạng như não, tim, thận, phổi, dạ dày, ruột... của chúng ta không thể nào hoạt động mãi mãi. Mỗi cơ quan đều được thiết lập một mức "thời gian" để hoàn thành đúng công việc của chúng. Cách tốt nhất để trì hoãn lão hóa nội tạng đó là thực hiện những thói quen sống lành mạnh. Chỉ khi chúng ta biết cách nuôi dưỡng, "hồi sinh" nội tạng thì mới có thể đảm bảo có tuổi thọ cao.

Thực phẩm nuôi dưỡng trái tim

1. Long nhãn

Có thể dùng long nhãn để nấu chè hoặc nấu cháo. Long nhãn có tác dụng bổ tỳ, bổ khí huyết, an thần, đặc biệt thích hợp cho người tim đập nhanh.

2. Táo đỏ

Táo đỏ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng không thể thiếu cho quá trình tạo máu, đó là sắt và phốt pho, là vị thuốc bổ máu tự nhiên.

Táo đỏ rất phù hợp cho những bệnh nhân bị thiếu máu, người gầy yếu, suy nhược sau sinh và tim đập nhanh do khí và máu không đủ sau phẫu thuật.

Táo đỏ nên dùng để nấu cháo với chà là đỏ, hoặc ăn khi bụng đói vào buổi sáng và buổi tối.

che-hat-sen-tao-do.jpeg

3. Cà rốt

Cà rốt chứa carotene. Carotene giúp giảm mỡ máu và thúc đẩy quá trình tổng hợp epinephrine, đồng thời giúp hạ huyết áp và tăng cường sức khỏe tim mạch. Lượng kali dồi dào có trong cà rốt cũng có tác dụng giúp ngăn ngừa xơ cứng mạch máu, giảm dư lượng cholesterol và ổn định huyết áp.

4. Quả óc chó

Ăn quả óc chó thường xuyên sẽ giúp bảo vệ tim mạch, làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Lý do là bởi trong quả óc chó có chứa các axit béo cần thiết như axit linoleic, axit alpha-linoleic và axit arachidonic, có thể làm giảm mức cholesterol xấu và làm tăng mức cholesterol tốt trong cơ thể. Nếu trong cơ thể có quá nhiều cholesterol xấu, chúng có thể dính vào các động mạch của tim và làm tăng nguy cơ các vấn đề về tim mạch như đau tim, đột quỵ.

5. Mộc nhĩ

Mộc nhĩ trắng hay đen đều có tác dụng dưỡng âm, dưỡng vị, thúc đẩy tuần hoàn máu, có thể ngăn ngừa xơ cứng động mạch, ngừa tăng huyết áp và tăng lipid máu.

Mộc nhĩ có chứa hàm lượng sắt cao nhất trong tất cả các loại thực phẩm, gấp 20 lần so với rau mồng tơi, gấp 7 lần so với gan lợn (theo Nhân dân Nhật báo Trung Hoa). Do đó, mộc nhĩ chính là nguồn thực phẩm cao cấp để bổ máu, chống thiếu máu do thiếu sắt.

Những người tim đập nhanh do bệnh tim mạch nên dùng thường xuyên sẽ đem lại lợi ích rất lớn.

Món rẻ bèo này chính là "đơn thuốc hồi sinh" của nội tạng, tận dụng thì chắc chắn sống thọ - Ảnh 2.

6. Tiết lợn

Tiết lợn là một trong những thực phẩm giàu sắt và protein vượt trội. Trong 100g tiết lợn có thể cung cấp 8,7mg chất sắt vì vậy đây được coi là nguồn bổ sung sắt tự nhiên và trực tiếp giúp phòng ngừa các bệnh thiếu sắt trong máu, các bệnh về tim mạch cho phụ nữ.

Thực phẩm tốt cho gan

1. Lá hẹ

Y học Trung Quốc cho rằng ăn lá hẹ thường xuyên có thể xua tan âm khí, xua tan cảm lạnh, giúp ích rất nhiều trong việc bồi bổ dương khí và bảo vệ gan.

2. Rau cải đắng

Vị đắng của rau cải đắng có thể gây khó chịu cho một số người, tuy nhiên loại rau này rất tốt cho gan. Nghiên cứu cho thấy loại rau này có chứa glucosinolates có thể làm chậm sự phát triển và lan rộng của các tế bào ung thư. Hơn nữa, chất này còn có thể giúp men gan xử lý độc tố hiệu quả hơn, giảm tác động tiêu cực của hóa chất có hại lên cơ thể.

3. Đậu xanh

Đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt và giải độc. Bản thân đậu xanh cũng rất giàu lysine và axit amin, sự kết hợp của hai chất dinh dưỡng này đem lại giá trị trị liệu rất cao, đặc biệt là ngăn ngừa cảm giác khó chịu do nóng gan.

che-dau-xanh-pho-tai.jpg

4. Đậu nành

Ngoài việc giàu estrogen, đậu nành còn rất giàu các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt và phốt pho, giúp ích rất nhiều trong việc thúc đẩy tái tạo tế bào gan.

5. Quả nho

Nho vị chua ngọt, có tác dụng dưỡng khí, dưỡng huyết, ích gan, thông đại tiểu tiện, thư giãn gân cốt. Polyphenol có trong nho là chất chống oxy hóa tự nhiên, có thể điều chỉnh hiệu quả chức năng của tế bào gan và chống lại hoặc giảm tác hại của các gốc tự do đối với cơ thể.

6. Quả sói rừng

Thường xuyên uống trà hoa cúc, pha cùng quả sói rừng, táo đỏ có thể kéo dài tuổi thọ và trì hoãn sự lão hóa. Các hoạt chất chứa trong quả sói rừng có thể loại bỏ hiệu quả các oxit trong cơ thể và có thể cải thiện hoạt động của các tế bào, trì hoãn sự lão hóa.

Đặc biệt tiêu thụ quả sói rừng đều đặn có thể đạt được tác dụng bổ mắt, bổ gan, giúp ích cho việc bồi bổ cơ thể.

a03c8cc499b1484f9234682f67c97882.jpg

Thực phẩm tốt cho lá lách

1. Gạo nếp

Nó có tính ấm, vị ngọt, có tác dụng bổ tỳ ích khí, người bị tỳ vị hư nhược nên dùng gạo nếp để nấu cháo.

2. Khoai lang, khoai mỡ

Trong Y học cổ truyền Trung Quốc, lá lách là cơ quan thích ấm và ưa ngọt. Vậy nên, một số loại thực phẩm có tính ngọt tự nhiên như khoai lang, khoai mỡ, hạt ý dĩ... đóng vai trò rất tốt trong việc điều hòa, nuôi dưỡng khí huyết ở lá lách và dạ dày.

3. Thịt: Thịt gia cầm, thịt cừu, thịt bò, thịt nai tốt cho lá lách.

4. Cá: Cá hồi, cá ngừ rất phù hợp để bồi bổ lá lách.

5. Trái cây: Táo, mơ, chà là, sung, anh đào, đào, mận, nho đỏ, trái cây sấy khô như nho khô tốt cho lá lách.

Món rẻ bèo này chính là "đơn thuốc hồi sinh" của nội tạng, tận dụng thì chắc chắn sống thọ - Ảnh 5.

Thực phẩm tốt cho phổi

1. Mật ong

Công dụng của mật ong đó là bổ trung, nhuận phế, hoạt tràng, thông tiện, giải độc. Dùng cho các trường hợp viêm khô khí phế quản, ho khan, ít đờm, táo bón, đau do loét dạ dày tá tràng, tắc ngạt mũi, trĩ mũi, viêm loét miệng.

Sử dụng 1 cốc mật ong pha nước ấm vào buổi sáng có thể giúp giải độc cơ thể và chống lại tác động của các chất ô nhiễm. Mật ong có đặc tính chống viêm, trị phế khí không thuận, làm sạch nhiễm trùng gây ra đau họng.

2. Hoa nhài

Trà hoa nhài trắng khi đi vào phổi sẽ rất hiệu quả trong việc chống viêm, thanh nhiệt. Đồng thời, loài hoa này còn rất giàu polyphenol - một chất hoạt động như chất chống oxy hóa, có thể chống lại các gốc tự do, chống lại các bệnh tim mạch.

3. Gừng

Gừng không chỉ chống viêm mà còn giúp giải độc, thúc đẩy quá trình đào thải các chất ô nhiễm ra khỏi phổi. Gừng giúp giảm tắc nghẽn, khơi thông đường thở, cải thiện quá trình lưu thông không khí tới phổi, tăng cường sức khỏe cho phổi.

gung-1604629772.jpg

4. Tỏi

Tỏi chứa nhiều flavonoid, giúp kích thích sản xuất glutathione, tăng cường loại bỏ độc tố và các chất gây ung thư, bảo vệ phổi hoạt động tốt hơn.

5. Củ nghệ

Trong tinh bột nghệ còn chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C, E, K, có tác dụng rất tốt trong việc loại bỏ độc tố, thanh lọc cơ thể. Ngoài ra, một số thành phần khác của nghệ có tính sát khuẩn, kháng virus, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, làm sạch phổi.

Thực phẩm tốt cho thận

1. Quả đào

Đào là một loại quả có giá trị dinh dưỡng cao. Đào vừa có thể bổ sung nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể mà còn có tác dụng dưỡng âm bổ thận, dưỡng huyết bổ phổi... Với hàm lượng sắt và kali cao, hàm lượng natri thấp, đào được coi như một loại quả tuyệt vời cho người thiếu máu do thiếu sắt. Ưu điểm lớn nhất của đào đó là nguồn chất xơ phong phú, có tác dụng lớn trong việc điều hòa đường ruột, trị táo bón lâu ngày cũng rất hiệu quả.

2. Hành tây

Nếu bạn đang muốn giảm lượng muối để nuôi dưỡng thận thì hãy dùng hành tây để thay thế. Hành tây xào với tỏi và dầu ô liu sẽ làm tăng thêm hương vị cho các món ăn mà không ảnh hưởng đến sức khỏe thận của bạn.

Đặc biệt, hành tây rất giàu flavonoid, đặc biệt là quercetin, một chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng làm giảm bệnh tim và bảo vệ chống lại nhiều bệnh ung thư. 

Onion_Effective_In_Facilitating_1_UHQD.jpg

3. Củ cải

Củ cải là loại rau thuộc họ rau họ cải, chứa nhiều khoáng chất và các hợp chất thực vật mạnh mẽ. Củ cải cũng là một nguồn vitamin A, B, C dồi dào, đặc biệt là vitamin C - một chất chống oxy hóa đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đục thủy tinh thể.

Theo nghiên cứu, những hợp chất diuretic trong củ cải rất có lợi cho hoạt động của thận, giúp đào thải các loại độc tố ra ngoài cơ thể.

Chia sẻ