BÀI GỐC Chồng lười và bất tài như thế này bảo sao vừa mới kết hôn mà tôi đã muốn bỏ chồng ngay lập tức

Chồng lười và bất tài như thế này bảo sao vừa mới kết hôn mà tôi đã muốn bỏ chồng ngay lập tức

Khi chồng lười đến mức không thể chấp nhận được, tôi không còn muốn níu kéo thay đổi gì nữa. Tôi không muốn lấy chồng để mua thêm một cục nợ.

3 Chia sẻ

Ai bảo lấy chồng xa 1 năm về 1 lần là sướng? Với tôi toàn là khác biệt văn hóa đến mức muốn nổ tung

Hướng Dương,
Chia sẻ

Lấy chồng như một canh bạc, canh bạc của tôi là gia đình chồng với lối sống khác biệt khiến người ta phát điên.

Dốc hết Trái tim - Tổng đài "lắng nghe và giải đáp" tất tần tật về phụ nữ trên Afamily. Ở đây, phụ nữ có một nơi để trút bỏ không chỉ những tâm sự về tình yêu - hôn nhân, mà còn có thể nói về những ước mơ, hoài bão; bày tỏ quan điểm, thắc mắc muôn mặt về đời sống - xã hội; thậm chí kể câu chuyện đời mình... Với hình thức chia sẻ hai chiều, bạn gửi tâm sự về cho Tổng đài - Tổng đài gửi lại bạn hình ảnh minh họa tâm sự đó, hy vọng rằng đây sẽ là nơi gửi gắm tin tưởng của chị em. Ngay bây giờ, hãy dốc hết trái tim qua hòm mail phunulaphaithe@afamily.vn.

Chị Hướng Dương,

Năm hết Tết đến, nhắc đến về quê mà em chỉ thấy khủng hoảng, muốn chia tay tạm thời cho hết Tết rồi… nối lại. Em lớn lên ở thành phố, nhà lại có điều kiện nên từ nhỏ em đã có tư tưởng nồi nào úp vung nấy, tìm người tương xứng với nhà mình.

Nhưng trời không chiều lòng ai, em gặp và lấy một người cách nhà em hơn 1000km, 3 đời sống ở một vùng quê nghèo. Nói vậy để chị hiểu nhà chồng em và em khác nhau từ sinh hoạt đến suy nghĩ như thế nào. Hôm về ra mắt em choáng váng toàn tập. Các bác các cô nói to như loa phường, nói như sợ em điếc; cười nói thì ha hả, văng tục không thiếu thứ gì. Trẻ con người lớn đến chơi cứ nhao nhao lên “mợ T, dì T, thím T”, em có tên tuổi đàng hoàng sao cứ phải lấy tên chồng em ra mà gào vậy? 

Nói chung sau lần đầu ra mắt em đã thấy tương lai không tươi sáng gì. Mẹ nghe em kể chuyện đùng đùng gạt phăng đi, không có cưới xin gì hết. Chị gái cứ đay nghiến rằng chỉ có đứa ngu mới đâm đầu vào, ngày nào cũng gọi điện “xạc” cho 1 bài, sống chết kêu em từ bỏ. Nhưng yêu vào, em chỉ thấy anh ấy chân thành, tiến thủ, yêu thương em thật lòng. Đến giờ mới biết chẳng cái dại nào như cái dại này cả.

Ai bảo lấy chồng xa 1 năm về 1 lần là sướng? Với tôi toàn là khác biệt văn hóa đến mức muốn nổ tung - Ảnh 2.

Minh họa: KAA Illustration

Tết năm ngoái em được một phen nhớ đời vì bố mẹ chồng tùy tiện quá. Đêm giao thừa 2 vợ chồng đang “nhấm nháy” thì mẹ chồng tồng tộc xông vào, cốt chỉ để gọi 2 con ra tâm sự. Lúc đó 2 đứa đang “thiên nhiên”, cửa thì không có khóa, không hiểu mẹ hồn nhiên nhiệt tình hay cố ý kiểm tra? Đã vậy, ngồi tiếp khách mà có ai nhắc đến chuyện con đầu cháu sớm là mẹ chồng vỗ đét cái vào mông em: “Đã nghe bác dặn chưa hả con?” rồi nhấm nháy “sang năm bế được thằng cu thì hẵng về nhé!”. Bố chồng thì không cần biết 2 đứa đã có kế hoạch gì, cứ bắt lên nhà thờ họ ngồi nghe giảng đạo, nghe từ sáng đến tối. Không so sánh nhà em với thằng X nhà bà Y thì lại kể lể chuyện thành công của em C nhà chú Z. Mệt mỏi quá chị ạ.

Chồng em thì tốt tính, nhưng anh cũng bế tắc nếu em gây áp lực. Một năm về được 1 lần, mỗi lần 3 ngày, chẳng lẽ lại vì mấy chuyện lông gà vỏ tỏi này mà cãi nhau với 2 cụ. Nhưng em thề có trời đất, 3 ngày này dài như 3 chục năm. Lối thoát nào cho em khỏi địa ngục trần gian này đây hả chị?

Ai bảo lấy chồng xa 1 năm về 1 lần là sướng? Với tôi toàn là khác biệt văn hóa đến mức muốn nổ tung - Ảnh 3.

Chào bạn, mong bạn bình tĩnh hít sâu để Hướng Dương từ từ giúp bạn giải quyết nhé. Câu chuyện của bạn thật là éo le và đầy cam go, thử thách, nhưng không phải là không có cách.

Phải nói thật bạn không phải là người duy nhất phải trải qua những cơn “shock văn hóa” khi lấy chồng nông thôn. Có rất nhiều cô gái thành phố cũng sẽ rất đồng cảm với bạn, nên đừng vội tủi thân nghĩ rằng một mình mình bất hạnh nhé. Hơn nữa là mọi khác biệt văn hóa đến với bạn mới chỉ dừng ở mức khác biệt lối sống, chứ chưa có mâu thuẫn gì sâu sắc, nên hoàn toàn đối phó được.

Bạn không nói rõ một năm bạn phải về quê mấy lần, vì nếu con số chỉ dừng lại ở mức “thỉnh thoảng”, “khi có dịp” thì bạn cần xem lại có phải bạn đang hơi… nghiêm trọng vấn đề quá? Nếu bạn không cần sống chung với gia đình chồng, thì tốt nhất những khác biệt văn hóa bạn nên tránh đi, nên chấp nhận nó thay vì nhất nhất soi ra từng thứ khác biệt một để khó chịu, làm thế là mua bực vào mình đấy.

Khi bạn học được cách chấp nhận những khác biệt văn hóa như một lẽ dĩ nhiên, bạn sẽ học được cách thấy những khía cạnh tốt đẹp trong lối sống của người nông thôn. Họ không phải chỉ có ăn to, nói lớn, tính tình hồn nhiên (đôi khi hơi… quá) mà còn có lòng thành thật, mến khách, những câu chuyện chỉ nhà quê mới có, chứ không bao giờ gặp được nơi phố thị. Dần dần, Hướng Dương tin bạn sẽ học được cách yêu nhà chồng, yêu ấy chứ không phải chỉ là sống chung thôi đâu.

Sau cùng, bạn phải nhớ bạn đối xử với người thế nào thì người sẽ đối xử lại với bạn như thế. Những khác biệt được sinh ra để người tìm cách dung hòa nó thay vì đẩy nó thành mâu thuẫn. Đừng tự làm khổ mình bằng chính cái nhìn khắt khe, cực đoan và rồi giãy giụa trong than vãn, bạn nhé!

Chia sẻ