Loại trà có tuổi thọ từ 5000 năm trước: Tốt cho người tiểu đường, đàn ông dùng sẽ sung mãn chuyện phòng the, phụ nữ sẽ giảm cân, da dẻ sáng mịn
Thức uống này vừa có tác dụng ngừa bệnh vặt, vừa là sự lựa chọn lý tưởng cho những người đang mắc bệnh tiểu đường.
Nếu quan tâm đến những thức uống tốt cho sức khỏe có nguồn gốc từ thiên nhiên, hẳn bạn sẽ không thể bỏ qua món trà gừng. Chỉ cần bạn duy trì thói quen uống đều đặn 1-2 cốc trà gừng mỗi ngày sẽ có tác dụng thông xoang, long đờm, ngăn ngừa bệnh vặt. Đặc biệt, trong gừng còn chứa nhiều hợp chất pararadol và gingerol, giúp bảo vệ dạ dày và ruột khỏi bệnh ung thư.
Ít ai biết, trà gừng đã có lịch sử từ 5000 năm trước tại Trung Quốc với tên gọi là Khương mẫu trà. Tại Nhật, thức uống này cũng rất được yêu thích với tên gọi hōgayu (sinh khương thang).
Theo lương y Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), trong Đông y gừng tươi còn có tên gọi là Sinh Khương, có vị cay, tính ấm. Có tác dụng tán hàn, long đờm, thường được sử dụng để chữa các chứng phong hàn và kích thích tiêu hóa. Tuy nhiên gừng không nên dùng tuỳ tiện mà nên sử dụng đúng cách.
Uống trà gừng đúng cách, đàn ông sẽ sung mãn chuyện phòng the, phụ nữ sẽ giảm cân, da dẻ sáng mịn
1. Tăng cường bản lĩnh quý ông
Cách làm: Hãm gừng với nước nóng. Sau đó thêm ít chanh và mật ong để có cốc trà thơm nồng. Loại trà này sử dụng mỗi ngày tốt cho đàn ông bị yếu sinh lý.
2. Trị viêm đường hô hấp
Cách làm: Pha trà gừng nóng uống mỗi ngày rất tốt đối với người bị ho hen, viêm họng.
3. Tốt cho tiêu hóa
Uống một cốc trà gừng mỗi ngày có thể giúp tăng cường hệ tiêu hóa của bạn và ngăn ngừa chứng khó tiêu, buồn nôn và ợ chua. Có thể bổ sung thêm 1 thìa nước ép bạc hà, nước cốt chanh và 1 thìa mật ong vào trà gừng để làm dịu cơn ốm nghén khi mang thai.
4. Phòng ngừa và tốt cho người tiểu đường
Trà gừng thêm vài lát chanh được biết là làm giảm nguy cơ tổn thương thận và thậm chí làm giảm tác động của bệnh tiểu đường. Gừng là một nguồn giàu kẽm, đóng vai trò quan trọng trong việc tiết insulin vì thế có tác dụng hạ đường huyết và phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả.
5. Thúc đẩy giảm cân
Lượng đường trong máu cao có thể gây ra cảm giác đói và dẫn đến việc ăn quá nhiều. Nước gừng điều chỉnh lượng đường trong máu và sau đó kiểm soát cảm giác thèm ăn. Nó cải thiện khả năng hấp thụ chất béo của cơ thể và giúp giảm cân.
6. Giúp tóc và da khỏe mạnh
Do các chất chống oxy hóa và vitamin có trong gừng, uống nước gừng giúp làm sáng da tự nhiên. Hơn nữa, sự hiện diện của Vitamin A và C trong gừng giúp cải thiện kết cấu của tóc. Nó làm sạch máu của bạn và có đặc tính kháng khuẩn giúp điều trị và ngăn ngừa các bệnh ngoài da.
7. Bảo vệ chống lại bệnh Alzheimer
Bệnh Alzheimer là một rối loạn thoái hóa thần kinh tiến triển ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Khoa học đã chứng minh rằng gừng giúp làm chậm quá trình suy thoái của tế bào não. Các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng các chất chống oxy hóa và các hợp chất mạnh mẽ trong gừng chống lại các phản ứng viêm xảy ra trong não.
8. Giảm đau cơ
Khi bạn tập thể dục, cơ bắp của bạn phải hoạt động và có thể bị mệt. Một cách để giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi cơ bắp là uống một cốc nước trà gừng nóng.
Lưu ý những người không nên uống trà gừng
- Người nóng trong: Vì gừng có tính ấm nên có thể khiến người nóng trong cảm thấy khó chịu hơn khi uống trà gừng.
- Người mắc bệnh gan: Với bệnh nhân bị bệnh gan tốt nhất không nên ăn gừng, uống trà gừng vì nó kích thích các hoạt động bài tiết của tế bào gan, rất có hại khi các tế bào này trong trạng thái bị kích thích, thậm chí dẫn đến hoại tử.
- Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng: Gừng có tác động mạnh mẽ đến niêm mạc dạ dày. Nếu đang bị kích ứng niêm mạc hoặc có vết loét mà dùng gừng sẽ kích thích thêm quá trình này, khiến dạ dày bị quá tải, dẫn đến tổn thương nghiêm trọng hơn.
- Người bị huyết áp cao: Người có huyết áp cao thì không thể dùng gừng trong bất cứ lý do gì, nhất là uống nước gừng vào đúng thời điểm huyết áp tăng kẻo tình trạng nặng hơn, từ đó có thể gây vỡ động mạch dẫn đến tai biến.
- Phụ nữ đang mang thai tháng cuối: Bà bầu không nên dùng gừng vào nửa cuối thai kỳ vì có thể tác động làm tăng huyết áp. Trong thời kỳ cho con bú cũng nên cẩn trọng với gừng vì nó được bài tiết vào sữa mẹ và có thể gây mất ngủ với trẻ nhỏ.