Thứ mà mạch máu "sợ" nhất không phải là muối mà là "4 chữ" này: Thay đổi càng sớm thì tuổi thọ của bạn càng được kéo dài

Đậu Đậu,
Chia sẻ

Do thói quen ăn uống không lành mạnh, làm việc và nghỉ ngơi không điều độ mà cholesterol xấu có thể tích tụ quá nhiều ở mạch máu, khiến mạch máu dày lên, cứng lại, gây suy giảm tuổi thọ.

Những người có mạch máu khỏe mạnh thường sống lâu hơn, vì sao lại như vậy?

Lý do là vì: Máu là nguồn năng lượng của sự sống, không chỉ giúp cơ thể con người vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy mà còn vận chuyển chất thải ra khỏi cơ thể. Một khi mạch máu bị tắc nghẽn, có thể gây xơ vữa động mạch, có thể liên quan đến bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột quỵ...

20220309211754359.jpeg

Chỉ khi mạch máu thông suốt và tuần hoàn máu khỏe mạnh thì cơ thể mới có thể hoạt động bình thường. Do thói quen ăn uống không lành mạnh, làm việc và nghỉ ngơi không điều độ mà cholesterol xấu có thể tích tụ quá nhiều ở mạch máu, khiến mạch máu dày lên, cứng lại, gây suy giảm tuổi thọ.

Thứ mà mạch máu sợ nhất hóa ra không phải là muối, mà là "4 chữ" này, dù ở độ tuổi nào bạn cũng phải chú ý.

Thứ mà mạch máu sợ nhất không phải là muối mà là "4 chữ" này

1. Mạch máu sợ "dầu"

Tiêu thụ quá nhiều dầu mỡ, thích đồ chiên xào… Những thói quen ăn uống này sẽ khiến lượng mỡ và cholesterol tích tụ quá nhiều trong mạch máu, làm dày và hẹp thành mạch, làm giảm lưu lượng máu và tốc độ máu chảy chậm hơn.

s1909251632522921828-1745.jpeg

Nếu ăn quá nhiều đồ dầu mỡ cũng sẽ làm tăng khả năng bị gan nhiễm mỡ, gan là cơ quan tạo máu quan trọng của cơ thể con người, một khi bị tổn thương thì đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mạch máu.

2. Mạch máu sợ "ngọt"

Tổ chức Y tế Thế giới đã khảo sát nguyên nhân tử vong ở 23 quốc gia và phát hiện ra rằng nghiện ăn đường còn có hại hơn hút thuốc lá. Chế độ ăn nhiều đường trong thời gian dài sẽ làm giảm tuổi thọ trung bình từ 10 đến 20 năm, do đó mọi người nên hạn chế ăn ngọt.

Chế độ ăn nhiều đường có hại cho hệ tim mạch hơn chế độ ăn nhiều muối. Tiêu thụ quá nhiều đường sẽ làm tăng áp lực lên các mạch máu, về lâu dài có thể dẫn đến bệnh tim mạch vành, xơ cứng động mạch, tăng huyết áp.

Hơn nữa, nếu thường xuyên ăn thực phẩm có nhiều đường, bạn sẽ bị tăng lượng đường trong máu và phải đối mặt với tình trạng đường huyết cao. Lúc này, tốc độ lưu thông máu trong cơ thể bị ảnh hưởng, từ đó làm tích tụ nhiều cặn bẩn trong thành mạch máu và xuất hiện huyết khối. Tình trạng này rất dễ xảy ra các bệnh gây tử vong đột ngột như nhồi máu não, nhồi máu cơ tim.

10-mon-an-ngon-noi-tieng-trung-quoc-11.png

3. Mạch máu sợ "độc"

Mạch máu sợ nhất là ngộ độc thuốc lá, rượu bia. Sau khi nicotin và chất cồn đi vào máu sẽ trực tiếp gây tổn thương mạch máu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thuốc lá và rượu có thể làm tăng độ nhớt của máu lên 8 lần.

Nicotin và chất cồn có thể kích thích co mạch, gây tích tụ "rác" và lipid trên thành mạch máu, gây xơ cứng động mạch. Nó cũng có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa mạch máu, thúc đẩy sự hình thành mảng bám và tăng khả năng hình thành huyết khối.

4. Mạch máu sợ "khuya"

Chữ khuya ở đây nghĩa là thức khuya, thức khuya rất có hại cho cơ thể, nhất là thận, gan, dạ dày, mạch máu. Thức khuya sẽ khiến cơ thể tiết ra epinephrine và norepinephrine dư thừa, làm máu chảy chậm lại, tăng độ nhớt của máu, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch vành.

TNB-30075-02-01.jpeg

Chúng ta nên làm gì để bảo vệ mạch máu, kéo dài tuổi thọ?

Muốn bảo vệ mạch máu, việc đầu tiên nên làm là tăng cường tập thể dục. Kiên trì tập luyện trong thời gian dài rất tốt cho cơ thể. Trong quá trình tập luyện, hệ thống tuần hoàn bên trong cơ thể sẽ được đẩy nhanh, tốc độ máu lưu thông cũng sẽ được tăng cường, tránh tích tụ độc tố trong thành mạch máu. Đồng thời cân nặng được kiểm soát, nó cũng có vai trò tốt trong việc thúc đẩy lưu thông máu và cung cấp oxy.

20210204_061203_251231_chay-bo.max-1800x1800-1.jpg

Ngoài ra, nên uống trà hoa cúc. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các axit amin, flavonoid, choline,... trong trà hoa cúc đều là những nguyên tố tuyệt vời để nuôi dưỡng mạch máu. 

Dù ở độ tuổi nào, bạn cũng nên khám sức khỏe định kỳ hàng năm, đừng bỏ qua việc khám vì lười biếng hoặc cảm thấy không cần thiết bởi bệnh tim mạch ở giai đoạn đầu thường không để lộ nhiều dấu hiệu, khi xuất hiện triệu chứng thì bệnh đã trở nặng.

Chia sẻ