Lao động nữ phá thai có được hưởng chế độ thai sản?

Thanh Thanh,
Chia sẻ

Sau khi nạo phá thai, sức khỏe của lao động nữ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, họ cần được nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe trước khi quay lại làm việc. Vậy pháp luật hiện hành quy định như thế nào về chế độ thai sản đối với trường hợp phá thai?

Trường hợp nào phá thai sẽ được hưởng chế độ thai sản?

Chế độ thai sản là một trong những quyền lợi mà người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng (bao gồm cả lao động nam và nữ) trong quá trình thai sản từ khi khám thai đến khi nuôi con nhỏ. Chế độ nhằm bảo đảm, hỗ trợ một phần thu nhập và sức khỏe cho lao động nữ khi mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ, thực hiện các biện pháp tránh thai và cho lao động nam khi có vợ sinh con.

Đặc biệt, nhiều lao động nữ thắc mắc về chế độ thai sản đối với trường hợp phá thai?

Lao động nữ phá thai có được hưởng chế độ thai sản?- Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Căn cứ theo Điều 52 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sảy thai, phá thai, thai chết trong tử cung, thai chết trong khi chuyển dạ, thai ngoài tử cung

1. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sảy thai, phá thai, thai chết trong tử cung, thai chết trong khi chuyển dạ, thai ngoài tử cung do người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định nhưng tối đa theo quy định sau đây:

a) 10 ngày nếu thai dưới 5 tuần tuổi;

b) 20 ngày nếu thai từ đủ 5 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;

c) 40 ngày nếu thai từ đủ 13 tuần tuổi đến dưới 22 tuần tuổi;

d) 50 ngày nếu thai từ đủ 22 tuần tuổi trở lên.

2. Trường hợp lao động nữ mang thai từ đủ 22 tuần tuổi trở lên đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 hoặc khoản 5 Điều 50 của Luật này mà bị sảy thai, phá thai, thai chết trong tử cung, thai chết trong khi chuyển dạ thì lao động nữ và người chồng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như trường hợp lao động nữ sinh con.

3. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Như vậy, từ 1/7/2025 sẽ áp dụng chế độ thai sản cho mọi trường hợp phá thai (bao gồm phá thai bệnh lý và phá thai ngoài ý muốn).

Khi lao động nữ phá thai sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ như sau:

- Tối đa 10 ngày nếu thai dưới 5 tuần tuổi.

- Tối đa 20 ngày nếu thai từ 5 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi.

- Tối đa 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 22 tuần tuổi.

- Tối đa 50 ngày nếu thai từ đủ 22 tuần tuổi trở lên.

Tóm lại có thể thấy, chỉ những trường hợp phá thai bệnh lý thì người lao động đang đóng BHXH mới được hưởng chế độ thai sản. Trường hợp tự ý phá thai sẽ không được cơ quan BHXH giải quyết chế độ.

Lao động nữ phá thai có được hưởng chế độ thai sản?- Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

So với hiện hành, Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 chỉ quy định thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý.

Đồng thời khoản 1 Điều 52 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 cũng thu hẹp phạm vi số tuần tuổi của thai, cụ thể:

Luật Bảo hiểm xã hội 2024

Luật Bảo hiểm xã hội 2014

10 ngày nếu thai dưới 5 tuần tuổi;

10 ngày nếu thai dưới 5 tuần tuổi;

20 ngày nếu thai từ đủ 5 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;

20 ngày nếu thai từ 5 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;

40 ngày nếu thai từ đủ 13 tuần tuổi đến dưới 22 tuần tuổi;

40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;

50 ngày nếu thai từ đủ 22 tuần tuổi trở lên.

50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

Đối tượng và điều kiện hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2025

Căn cứ theo Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định đối tượng và điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

(i) Đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, i, k, l, m và n khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

(1) Lao động nữ mang thai;

(2) Lao động nữ sinh con;

(3) Lao động nữ mang thai hộ;

(4) Lao động nữ nhờ mang thai hộ;

(5) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

(6) Người lao động sử dụng các biện pháp tránh thai mà các biện pháp đó phải được thực hiện tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

(7) Lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có vợ sinh con, vợ mang thai hộ sinh con.

(ii) Đối tượng quy định tại (2), (3), (4), (5) phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng liền kề trước khi sinh con hoặc nhận con khi nhờ mang thai hộ hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.

(iii) Đối tượng quy định tại (2), (3) đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng liền kề trước khi sinh con.

(iv) Đối tượng đủ điều kiện quy định tại (ii), (iii), (v) mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con khi nhờ mang thai hộ hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 53, 54, 55 và 56 và các khoản 1, 2 và 3 Điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.

Thời gian hưởng chế độ thai sản không được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

(v) Đối tượng quy định tại (2i) đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng liền kề trước khi sinh con đối với trường hợp phải nghỉ việc để điều trị vô sinh.

Chia sẻ