Hóa ra chế độ ăn mà rất nhiều sao Hollywood ưa chuộng lại có tác dụng ngừa bệnh tiểu đường

N. Thúy,
Chia sẻ

Gwyneth Paltrow, Madonna và Jennifer Aniston là những tín đồ ưa chuộng chế độ ăn low-carb. Thế nhưng ít ai biết rằng chế độ ăn này còn có tác dụng ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

Với mục đích giữ gìn vóc dáng, không ít các ngôi sao nổi tiếng như Madonna, Jennifer Aniston, Renee Zellweger, Gwyneth Paltrow và Cindy Crawford... đã quyết định áp dụng chế độ ăn low-carb (hạn chế tinh bột) trong ăn uống hàng ngày. Và chúng ta cũng mới chỉ nghe tới tác dụng giảm cân, giữ dáng của chế độ ăn này chứ chưa hề biết rằng nó còn có công dụng ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

Nghiên cứu của các chuyên gia tại Đại học Michigan (Mỹ) đã phát hiện ra rằng, cả 3 bữa ăn trong ngày nếu đều ăn lượng  carbohydrate thấp thì sẽ giảm tình trạng kháng insulin tới hơn 30%.

low carb
Low-carb là chế độ ăn ưa thích của các ngôi sao nổi tiếng như ác ngôi sao nổi tiếng như Gwyneth Paltrow, Jennifer Aniston, Renee Zellweger, và Madonna...

Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cũng đã bị sốc khi nhận thấy tập thể dục trước bữa ăn tối lại thực sự làm tăng lượng đường trong máu. Trong khi đó, trước đây đã có nghiên cứu lại cho rằng điều này tốt cho bệnh nhân tiểu đường. 

Theo giáo sư Katarina Borer thuộc Đại học Michigan, người trực tiếp tham gia nghiên cứu: "Điều đáng lưu ý về những phát hiện của chúng tôi là việc giảm hàm lượng carbohydrate trong bữa ăn trong vòng một ngày có thể bảo vệ, chống lại sự phát triển của tình trạng kháng insulin. Đó cũng là con đường có thể ngăn chặn phát triển đái tháo đường".

Cô cũng cho biết thêm: Đáng ngạc nhiên hơn, tập thể dục trước bữa ăn khiến các đối tượng không dung nạp nhiều carbohydrate - có nghĩa là nó làm tăng lượng đường trong máu buổi tối. Insulin là một hormone quan trọng trong trao đổi chất và điều hòa glucose trong máu, vì vậy các tế bào của chúng ta có thể sử dụng nó để tạo ra năng lượng và các chức năng khác.

low-carb
Các nhà kho học còn thấy rằng chế độ ăn low-carb có tác dụng ngừa bệnh tiểu đường.

Tình trạng kháng insulin sẽ cản trở việc loại bỏ glocose trong máu và tuyến tụy sẽ phải làm việc nhiều hơn để giúp đỡ việc này. Kết quả cuối cùng có thể dẫn tới bệnh tiểu đường.

Giáo sư Katarina Borer cho biết, mặc dù mẫu nghiên cứu nhỏ nhưng kết quả nghiên cứu rất quan trọng vì nó càng khẳng định kết quả của những nghiên cứu trước đó cho rằng chế độ ăn với hàm lượng carbohydrate cao có tác động tiêu cực đối với insulin.

Tham gia nghiên cứu có 32 phụ nữ khỏe mạnh, được chia thành 4 nhóm: Ăn 30% hoặc 60% carbohydrate và có hoặc không tập thể dục cường độ vừa phải trước bữa ăn.

Kết quả là: "Các nhóm tiêu thụ carb thấp có tình trạng kháng insulin thấp hơn sau bữa tối, trong khi đó nhóm tiêu thụ hàm lượng carb cao vẫn duy trì insulin cao", giáo sư Katarina Borer cho biết.

low-carb
Trước đó, có 2 nghiên cứu khác đã chứng minh rằng những người tham gia nghiên cứu ăn các bữa ăn với hàm lượng carbohydrate cao trong 5-14 ngày đều có kết quả đáng lo ngại, đó là lượng insulin tăng, làm tăng glucose ở gan và lượng đường trong máu cũng cao, đột ngột giảm quá trình oxy hóa chất béo, góp phần phát triển bệnh béo phì, tiểu đường. Tập thể dục cũng ảnh hưởng đến lượng insulin, cụ thể, tập thể dục trước bữa tối sẽ làm cho giảm khả năng kháng insulin.

Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí PLoS ONE.

(Nguồn: DailyMail)
Chia sẻ