BÀI GỐC Điên tiết vì cái thói láo và "ngang như cua" của vợ

Điên tiết vì cái thói láo và "ngang như cua" của vợ

(aFamily)- Trong vợ tôi có cả hai kiểu tính ngang ngược và ngang láo. Được nuông chiều nên cô ấy muốn quyết định theo sở thích và sẵn sàng cãi chồng với lời lẽ không kiểm soát.

14 Chia sẻ

Dùng "nắm đấm", còn lâu mới dạy được vợ

,
Chia sẻ

(aFamily)- Xưa kia người phụ nữ sợ nhất là chồng đuổi ra khỏi cửa. Nhưng phụ nữ ngày nay có nghề nghiệp, có khi lương còn cao hơn chồng.

Gửi Chuông rèMưa xuân!

Đọc bài chia sẻ của hai người mà tôi thấy phiền lòng, các anh lấy quyền gì mà đòi “dạy” phụ nữ? Phải chăng cánh đàn ông các anh lúc nào cũng vin vào câu: "Dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về" và cho rằng thời nào đàn ông cũng có quyền dạy vợ không phải vì mình có trình độ hay đạo đức tư cách cao hơn mà chỉ vì mình là... đàn ông. Thậm chí có những anh nói sai, làm sai vẫn đòi lên lớp vợ. Không đủ khả năng dạy bằng lý lẽ thì chuyển sang dạy bằng... chân tay hay sao?

Đàn ông ngày nay có dạy được vợ không? Tôi e rằng hơi khó và trong tương lai lại càng khó. Vì cứ nhìn vào các trường đại học ngày nay, số nam sinh và nữ sinh xấp xỉ ngang nhau, thậm chí có nhiều trường, tà áo dài còn lấn át cả áo ngắn. Nghĩa là trình độ hai bên nói chung sẽ ngày càng ngang nhau mà người này lại đòi dạy người kia thì khó quá. Bởi muốn dạy ai phải hơn người học mới dạy được!
 
Cho nên chữ "dạy vợ" ngày nay có phần to tát quá, nên tìm từ khác thích hợp hơn như "bảo ban" hay khiêm tốn hơn là "góp ý" chẳng hạn sẽ dễ nghe hơn. Ngoài lúc “bơ vơ mới về”, người vợ cần chồng bảo ban nề nếp gia phong còn đâu trong cuộc sống hôn nhân kéo dài suốt đời người, những ông chồng thời nay không nên tự cho mình cái quyền dạy vợ.

 
Như trên đã nói, một là không đủ trình độ để làm thầy, hai là nếu quan hệ vợ chồng lại giống như quan hệ thầy trò, thầy nói trò phải răm rắp, không thì thầy cho điểm kém, thầy phạt, chắc chắn mối quan hệ bất bình đẳng như thế sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới tình yêu. Xưa nay ai cũng biết tình yêu phải trên cơ sở bình đẳng chứ không có cảnh "chồng chúa - vợ tôi" mà hạnh phúc được.
 
Tiếc rằng trong cuộc sống ngày nay vẫn có những anh không đủ lý lẽ để thuyết phục vợ, thậm chí nói sai, nói ngang như cua nhưng khi vợ không chịu anh ta lại giở cái ưu thế là chồng ra, bắt vợ phải nghe. Họ còn truyền tay nhau một bài vè mà chỉ nghe mấy câu mở đầu sau đây chắc chị em đã thấy chối: "Ngày đầu bắt vợ quỳ ngay. Tay cầm thước kẻ dạy bài đầu tiên. Đi thưa, đứng bẩm, về trình. Chồng kêu một tiếng, thưa mình có em...".
 
Cái kiểu trịnh thượng như thế có lẽ ngày nay vẫn còn khối ông chồng mong "bao giờ cho đến ngày xưa", vì nó đặt họ lên một đẳng cấp cao hơn hẳn vợ. Họ lấy vợ về chẳng khác nào mướn được một ô-sin không công. Tha hồ quát nạt, hành hạ, bảo sao nghe vậy, trái ý là đánh chửi. Nhưng họ quên mất thời đại đã đổi thay, vai trò người vợ ngày nay không còn như trước nữa.
 
Xưa kia người phụ nữ đi làm dâu, nói chung chỉ có hai bàn tay không về nhà chồng. Từ đó, họ phải sống hoàn toàn phụ thuộc vào nhà chồng. Họ gieo trồng cấy hái trên thửa ruộng của nhà chồng, ở trong ngôi nhà của nhà chồng. Từ cái giường, cái chiếu đến nồi niêu, bát đĩa đều của nhà chồng.
 
Họ sợ nhất là chồng đuổi ra khỏi cửa, chẳng những bơ vơ mà còn bị làng xóm chê cười là bị chồng bỏ. Vì thế, chồng có "dạy" kiểu gì cũng phải ngậm đắng nuốt cay mà nghe, cái lại là ăn đòn.
 
 
Nhưng phụ nữ ngày nay có còn như thế nữa không? Đa số chị em cũng được học hành đào tạo như nam giới. Trước khi lấy chồng họ đã có một nghề nghiệp, có lương hàng tháng để trong ví, có khi lương còn cao hơn chồng. Đa số chị em bây giờ lấy chồng muộn, có người đã tích lũy được một tài sản riêng đáng kể hoặc được cha mẹ trang bị cho không thiếu thứ gì.
 
Có những chị em có nhà riêng đủ tiện nghi, phương tiện đi lại, với hàng tủ quần áo. Họ lấy chồng hoặc về ở nhà chồng, hoặc ra ở riêng với cuộc sống hoàn toàn tự lập với tư thế của một người trưởng thành không cần phải dựa vào ai để tồn tại.

Vậy nên không ai dạy được vợ, kể cả các hoàng đế đầy quyền uy. Vả lại, vợ không phải trẻ con, cũng không phải là học trò để dạy bảo. Nếu tin rằng cứ phê bình vợ thật nhiều thậm chí dùng bạo lực là cô ấy sẽ thay đổi được thói quen, cá tính thì đó là chân dung những ông chồng ngốc nghếch nhất. Những tiếp xúc về mặt tình cảm sẽ làm cho người phụ nữ tốt lên chứ không phải là những lời phê bình, chỉ trích, cái tát hay nắm đấm.

Anh Phú ạ. 

Đọc câu chuyện của anh, tôi thấy trong xã hội hiện đại ngày nay, không thiếu những ông chồng đang chịu hoàn cảnh như vậy. Sự khổ tâm luôn đeo đẳng họ giữa một bên là bố mẹ, bên còn lại là vợ.
 
Đàn ông hiện đại bây giờ không những phải làm tốt những nghĩa vụ muôn thủa mà còn phải gánh thêm trách nhiệm trung hòa mối quan hệ trong gia đình. Dẫu biết vợ anh Phú có nhiều điều chưa được phải phép nhưng cũng khó trách chị ấy, bởi hoàn cảnh khách quan tác động khiến con người không phải lúc nào cũng sáng suốt nhận ra để xử lý tốt mọi tình huống trong gia đình.

Làm chồng, tôi mong muốn anh đừng ngộ nhận lý lẽ dạy vợ giáo điều kia. Trong thời gian vừa qua, đúng là vợ anh có nhiều cái chưa tốt nhưng thay vì phê bình, chỉ trích, anh đã bao giờ đặt mình vào hoàn cảnh của vợ để thông cảm cũng như xắn tay chia sẻ với chị ấy một số công việc chưa? Hay những điều anh làm chỉ thể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của người đàn ông mà thiếu đi yếu tố tình cảm?

Đừng mang tư tưởng dạy vợ để rồi áp đặt vô lối, cần lắng nghe, góp ý kết hợp khen ngợi. Có như vậy vợ anh mới sửa chữa được khuyết điểm. Trong cẩm nang của các nhà quản lý, có một lời khuyên rằng: “Muốn phê bình phụ nữ, trước hết phải khen họ vài câu”. Đó là nghệ thuật của các nhà quản lý đối với cấp dưới là phái đẹp. Còn trong quan hệ vợ chồng, việc phê bình vợ là một trong những điều tối kỵ.

Nếu anh thuộc kiểu người thích chỉ trích vợ thì vợ anh luôn lo sợ sẽ làm hỏng việc này việc khác và vì thế mọi việc càng trở nên không như ý muốn và ai có thể trưởng thành từ những nỗi lo sợ? Hãy nhớ rằng chỉ tình yêu mới làm cho con người cảm thấy an tâm để thay đổi và toả sáng, anh Phú nhé!

Chúc anh hạnh phúc!

Chia sẻ