BÀI GỐC Chồng lành như đất, "bỏ thì thương vương thì tội"

Chồng lành như đất, "bỏ thì thương vương thì tội"

Anh lao ra đưa tờ đơn đã kí vào tay tôi. Sau đó, anh nhìn tôi rồi nói: “Anh giải thoát cho em, nhưng không có em, anh không thiết sống!”, rồi anh rút con dao, tự đâm vào bụng mình. Tôi không kịp trở tay.

7 Chia sẻ

Chồng hiền quá nên người nhà chồng bắt nạt tôi

,
Chia sẻ

Tôi kể nỗi khó khăn với chồng. Chồng nói: “Vợ chắt bóp chi tiêu cho đủ sống. Mẹ, chị dâu và em không có tiền nên mới thế”. Chắc chồng nghĩ, tôi là thiên tài chắt muối thành mắm đây.

Đọc bài “Chồng lành như đất, “bỏ thì thương vương thì tội” trên Afamily, trong lòng tôi trào dâng nhiều cảm xúc. Tôi có anh chồng hiền lành quá độ. Hiền tới mức nhu nhược khiến tôi phải chịu đựng nhiều uất ức lắm. Cuộc sống của tôi bế tắc và tẻ nhạt vô cùng.

Tôi đồng ý bước chân lên xe hoa về nhà chồng được hơn một năm nay. Do chưa có điều kiện kinh tế nên vợ chồng tôi vẫn sống chung với gia đình nhà chồng. Chồng tôi là người đàn ông duy nhất trong nhà. Bố chồng tôi làm kỹ sư công trình nên hay đi công tác tới các vùng miền, ít khi về nhà. Anh chồng tôi đang đi tu nghiệp sinh tại Nhật Bản. Ở nhà, ngoài vợ chồng tôi chỉ có những người đàn bà: mẹ chồng, chị dâu và em gái chồng.

Người ta thường nói: Hai người đàn bà với một con vịt là thành một cái chợ, chắc là chợ cóc. Còn gia đình tôi có bốn người đàn bà sống chung dưới một mái nhà nên nó thành chợ lớn cũng không quá ngạc nhiên. Chuyện cãi vã xảy ra như cơm bữa trong ngôi nhà nhỏ của chúng tôi.
 

Sự bất công nằm ở chỗ, tất cả những người đàn bà ấy tạo thành một chiến lũy, chống lại tôi. Từ ngày bước chân về gia đình này, tôi ngẫm lại bản thân chưa hề làm sai việc gì khiến họ phải hậm hực. Chẳng lẽ, họ đang ghen tuông với tôi vì chồng luôn tay kề môi ấp, trong khi họ phải gối chiếc đơn chăn sao?

Nhà có 4 người đàn bà, song tôi phải tự tay làm tất cả mọi việc, từ nấu cơm, giặt giũ tới dọn dẹp nhà cửa. Trong khi hàng ngày tôi vẫn phải tới cơ quan làm việc. Người tôi luôn rã rời, thiếu sức sống, da dẻ xanh xao vì phải làm việc quá nhiều. Tôi tỏ ý không bằng lòng.

Mẹ chồng tôi thấy thế, bảo: “Ở nhà toàn việc vặt, thôi con làm đi, đỡ người khác phải mó tay vào”. Chị dâu tôi lên tiếng: “Em dâu làm việc nhà là đúng rồi”. Em gái chồng cũng chẳng vừa: “Các chị là dâu thì phải làm việc nhà. Em là con gái. Con gái là con người ta”. Ai cũng nói có lý cả. Chẳng lẽ suy nghĩ của tôi là vô lý.
 
Một ngày tôi chỉ được ngủ có gần 5 tiếng. Còn tôi phải đi làm công sở và làm việc nhà. Tôi cần được sự động viên từ chồng để xoa dịu nỗi uất ức. Chồng tôi thở dài nói: “Em là dâu đảm mà, chịu khó tí vậy”. Trời ơi, chẳng lẽ từ trước tới giờ tôi không chịu khó? Chồng là đàn ông trong nhà. Nhưng anh không có được lời nói nào có “uy” để lấy lại sự công bằng cho vợ.

Mỗi sáng, tôi đều phải dậy sớm đi chợ. Mẹ chồng tôi không đưa cho tôi tiền ăn dẫu bố mẹ chồng tôi đều có thu nhập cao nhất nhà. Tôi nín lặng vì trách nhiệm của con cái đối với bậc sinh thành. Vài tháng, chị dâu mới đưa tiền đi chợ cho tôi tiền chi tiêu. Còn đa phần, dẫu tôi có nhắc khéo, chị vẫn tảng lờ không nghe thấy. Mặc dù, lương kế toán cho doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài của chị dâu không hề thấp. Em chồng tôi thì tuyên bố thẳng: “Em chưa chồng, chưa con, trách nhiệm của gia đình phải nuôi em”. Thế nên, dẫu thu nhập của vợ chồng tôi được chục triệu một tháng mà vẫn trong cảnh túng thiếu vì phải chi sinh hoạt phí cho cả gia đình. Đủ các khoản: tiền ăn, tiền điện nước, tiền điện thoại…Tôi điên đầu lên vì mớ hóa đơn tiền cứ treo lủng lẳng trước mặt mỗi tháng.

Tôi kể nỗi khó khăn với chồng, anh nói: “Vợ chắt bóp chi tiêu cho đủ sống. Mẹ, chị dâu và em không có tiền nên mới thế”. Chắc chồng nghĩ, tôi là thiên tài chắt muối thành mắm đây.

Ngôi nhà mà gia đình chúng tôi đang ở chưa làm sổ đỏ do bờ tường phía cuối nhà có tranh chấp với hai hộ bên cạnh. Nghe nói, sau này chỗ nhà chúng tôi đang ở sẽ bị Nhà nước thu hồi để lấy đất xây công trình công cộng. Đất chưa có sổ đỏ được đền bù rất thấp. Gia đình tôi bàn bạc phải làm sổ đỏ gấp trước khi chính quyền ra bản quy hoạch đất cụ thể khu vực này.

Mẹ chồng và chị dâu giao cho tôi việc đi làm sổ đỏ. Họ nói: “Cứ làm đi, tiền bạc sẽ tính toán sau”. Tôi răm rắp làm theo. Vợ chồng tôi không có tiền dư nên tôi phải chạy về vay bố mẹ đẻ tiền để lo làm sổ đỏ. Tôi phải mất bốn mươi triệu để hai nhà hàng xóm đồng ý ký vào biên bản giáp lai đất và thôi kiện việc tranh chấp đất. Sau sáu tháng, dồn công dồn của, tôi làm xong được tấm sổ đỏ mang tên bố mẹ chồng về đưa cho mẹ chồng. Tôi nói với mẹ số tiền chi phí cho việc làm sổ đỏ. Mẹ chồng tôi chẳng hề nói câu nào.
 

Đến lúc Nhà nước đền bù cho 1,4 tỷ tiền đất để giải phóng mặt bằng và cấp cho 100m đất tái định cư. Bố mẹ chồng tôi xây nhà trên 100m đất ấy hết 800 triệu đồng, còn dư tiền 600 triệu đồng. Mẹ chồng cho chị chồng tôi 300 triệu đồng, cho em chồng 150 triệu đồng. Số còn lại, mẹ gửi vào sổ tiết kiệm. Mẹ bảo: “Tiền làm sổ đỏ thì hết bao nhiêu chứ”. Mẹ chẳng trả cho tôi tiền tôi đã vay của nhà ngoại để làm sổ đỏ.

Chồng tôi nói: “Người trong gia đình mà em cứ quan trọng chuyện tiền nong. Mẹ không đưa thì thôi”. Tôi nuốt nghẹn về nói dối với nhà ngoại là mẹ chồng đã đưa tiền làm sổ đỏ. Song vợ chồng tôi lỡ tay tiêu hết nên sẽ góp trả sau.

Bạn bè tôi ai cũng khen tôi lấy được chồng hiền sướng. Chẳng bao giờ bị chồng quát tháo hoặc đánh đập. Khổ nỗi, nào họ có biết chồng tôi hiền lành chẳng làm tấm bình phong che chở được tôi trong sóng gió gia đình. Tôi không bị chồng bạo hành song tôi bị vùi dập trước những người đàn bà nhà chồng vì anh hiền quá chẳng bảo vệ được tôi. Đúng là hiền quá hóa nhu nhược thật.

Lấy chồng lành quá khổ thế đấy. Tôi nên làm gì bây giờ để cuộc sống trong gia đình nhà chồng trở nên “dễ thở” hơn?

Chia sẻ