Các vấn đề sức khỏe cần xét nghiệm máu để bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh
Ngoài những trường hợp có tiền sử mắc bệnh, mọi người cũng cần xét nghiệm máu để bác sĩ chẩn đoán những bệnh nguy hiểm này.
Khi nhắc tới xét nghiệm máu, rất nhiều người còn không biết rõ về thủ tục này. Dù không tìm ra bệnh, xét nghiệm cũng có thể giúp bạn điều chỉnh lại lối sống nhằm bảo vệ sức khỏe trong tương lai. Ngoài những trường hợp có có tiền sử mắc mắc bệnh, mọi người cũng cần xét nghiệm máu để bác sĩ chẩn đoán những bệnh dưới đây:
Bệnh tim
Theo Steven Gundry, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ tim mạch tại Đại học Arizona, ngoài các kiểm tra về nồng độ lipid, mọi người còn cần tiến hành xét nghiệm LDL để phát hiện bệnh kịp thời. Cholesterol không thực sự gây hại cho cơ thể, trừ khi chúng tích tụ tạo thành số lượng lớn. Chúng có khả năng dính vào thành mạch máu và cản trở khả năng lưu thông máu. Bác sĩ có thể phát hiện tình trạng này thông qua xét nghiệm cholesterol trong máu.
Ngoài ra, chuyên gia Steven nhấn mạnh, việc tiêu thụ thực phẩm giàu polyphenol như quả mọng và trà xanh cũng giúp ngăn ngừa cholesterol tích tụ đáng kể. Nếu có tiền sử mắc bệnh tim, bạn cần kiểm tra chỉ số Lipoprotein (a) hay LP (a). Chỉ số này càng tăng cao thì bạn càng có nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ.
Bệnh tiểu đường
Những người mắc bệnh tiểu đường không chỉ cần kiểm tra chỉ số HbA1c mà còn xét nghiệm insulin lúc đói. Trên thực tế, bạn hoàn toàn có thể sở hữu nồng độ insulin rất cao dù lượng đường trong máu hoàn toàn bình thường. Chất này có nhiệm vụ giải phóng đường ra khỏi máu khi không cần thiết. Đối với người mắc bệnh tiểu đường, độ nhạy insulin càng cao thì tình trạng sức khỏe của họ càng chuyển biến nghiêm trọng.
Bindiya Gandhi, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ gia đình tại Trung tâm y tế Albert Einstein cũng đồng ý: "Nếu cảm thấy người bệnh không dung nạp được glucose trong khi sở hữu chỉ số HbA1c bình thường, tôi luôn yêu cầu họ tiến hành kiểm tra insulin". Nồng độ insulin cũng có xu hướng mất cân bằng trước chỉ số HbA1c. Do đó, đây là xét nghiệm đặc biệt quan trọng đối với người bệnh tiểu đường.
Ung thư
Xét nghiệm máu cũng cho thấy loại ung thư người bệnh có thể mắc phải. Hơn nữa, trước khi tiến hành thủ tục này, bạn cũng luôn phải lắng nghe các khuyến nghị đến từ bác sĩ. Xét nghiệm insulin đem lại lợi ích cho những người có tiền sử gia đình mắc bệnh. Dựa trên kết quả xét nghiệm, các bác sĩ có thể đưa ra khuyến nghị nhằm giúp người bệnh thay đổi lối sống, hạn chế hấp thụ đường và carb, từ đó kiểm soát hoặc giảm nguy cơ bệnh tái phát trong tương lai.
Trên thực tế, dù insulin là hormone tăng trưởng, khi cơ thể lão hóa, chúng cũng sẽ hoạt động kém đi. Đây là hiện tượng bình thường và nếu hormone này vẫn phát triển mạnh mẽ, sức khỏe của bạn rất có thể đang bị đe dọa. Chuyên gia Bindiya nhấn mạnh: "Người mắc bệnh ung thư nhưng không sở hữu nồng độ insulin cao thực sự là trường hợp hiếm gặp".
Bệnh thoái hóa thần kinh
Mặc dù không có xét nghiệm chẩn đoán bệnh Alzheimer hay chứng mất trí cụ thể, bác sĩ có thể dựa trên một số dấu hiệu để xác định vấn đề sức khỏe này. Lượng đường huyết trong máu và insulin mất cân bằng có thể đóng một vai trò lớn trong việc chẩn đoán bệnh thoái hóa thần kinh này.
Bạn nên làm xét nghiệm di truyền để xác định bản thân có sở hữu biến thể APOE4 hay không. Sự hiện diện của gen này không thể khẳng định bạn đang mắc Alzheimer. Tuy nhiên, nó lại có liên quan đến nguy cơ phát triển bệnh này. Những người sở hữu gen APOE4 rất dễ chịu ảnh hưởng tiêu cực từ chất béo bão hòa, đặc biệt là loại có nguồn gốc từ động vật. Nếu biết cơ thể sở hữu gen này, bạn cần thực hiện nhiều thay đổi trong chế độ ăn uống nhằm giảm nguy cơ mắc Alzheimer trong tương lai.
Bệnh tự miễn
Ngay cả với người có tiền sử gia đình mắc bệnh tự miễn, hầu hết các bác sĩ sẽ khuyên họ không nên xét nghiệm nếu chưa thấy triệu chứng. Chloe Godwin-Gorga, chuyên gia y khoa tại Sao Paulo, Brazil cho biết, một khi đã nhận thấy dấu hiệu, ví dụ như đau khớp, họ có thể tiến hành xét nghiệm kháng thể kháng nhân (ANA).
Mỗi kháng thể này thể hiện khả năng miễn dịch của cơ thể. Chúng có liên quan nhiều nhất đến các bệnh như lupus và nhiều vấn đề tự miễn khác.
Hầu hết những bệnh tự miễn đều tiềm ẩn nguy cơ gây viêm. Vì vậy, kiểm tra mức độ viêm bằng xét nghiệm phản ứng C (RCP) cũng góp phần giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh.
(Nguồn: Mindbodygreen)