BÀI GỐC Bị mẹ chồng thản nhiên đòi lại hết tiền vàng ngày cưới

Bị mẹ chồng thản nhiên đòi lại hết tiền vàng ngày cưới

Sau hôm cưới 3 ngày, mẹ chồng lên phòng bảo tôi rằng:"Con đưa mẹ cất giữ cho những vòng vàng và 2 cây vàng mà ba mẹ và anh chị em của con cho. Và số tiền mừng của 2 vợ chồng con được bao nhiêu thế, số tiền này phải trả lại mẹ nhé???".

6 Chia sẻ

Bố mẹ chồng rẻ rúng con dâu, chồng 100% có lỗi!

,
Chia sẻ

Bài viết này tôi xin "lên giọng" phản hồi cho tác giả tâm sự "Em không thể sống mà chỉ để phục vụ người khác"!

Thân gửi tác giả AM!

Tôi thực sự thấy rất tiếc với câu chuyện gia đình bạn. Trong cảm nhận chung, tôi nghĩ 2 vợ chồng bạn khó có thể chia tay nhau, nhưng duy trì cảnh sống như hiện nay thì cũng rất khó bảo vệ được hạnh phúc.

Bạn biết không, trong hoàn cảnh xã hội chúng ta, với quan niệm "bình đẳng" giữa nam và nữ trong bất cứ lĩnh vực nào thì cách cư xử của vợ bạn đối với bố mẹ chồng tương đối là hiếm hoi đấy!

Thật ra, không thể cho rằng cô ấy hoàn hảo và quyết định của cô ấy trong lúc này là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, vói đề nghị đưa ba mẹ chồng lên sống cùng vợ chồng bạn, (biết có thể gặp phải những mâu thuẫn trong sinh hoạt nhưng vẫn thoải mái chọn cách gần gũi với hy vọng mình sống tốt thì sẽ được bố mẹ nhìn nhận) cô ấy đã thể hiện cái tâm "yêu thương là hướng về người khác" rồi đấy bạn ạ. Do vậy, đối diện với cách hành xử độc đoán, thiếu cảm thông và hơn thế nữa là tự tôn quá đáng về con trai mình đến mức rẻ rúng con dâu của các cụ nhà bạn, vợ bạn thất vọng và bất mãn là điều dễ hiểu.

Tôi không dám đánh giá bố mẹ của bạn, tuy nhiên để hai cụ có suy nghĩ và hành xử lệch lạc dẫn đến nông nỗi hôm nay, trách nhiệm phần lớn là từ ở bạn, từ ở quan điểm "hiếu kính" không chính đáng. Xin bạn đừng nghĩ tôi chủ trương bạn phải "lên giọng" với bố mẹ bởi vì bạn đang cưu mang họ. Chỉ là tôi không đồng tình với cách nghĩ: Bố mẹ "nghiêm khắc và khó tính nhưng không phải là người xấu tính" của bạn.

Bạn ạ, là những người già, tuổi đời từng trải, nét thể hiện sự nghiêm khắc, khó khăn thường là đòi hỏi ở người thân một cách sống chỉn chu và phù hợp đạo lý. Ở trường hợp bạn nêu lên, tôi chỉ thấy bố mẹ bạn hành xử cao ngạo (một cách thô thiển), khắc nghiệt và bất nhân. Trong cuộc đời, đành rằng con cái khó có thể thay đổi được bản chất ăn sâu thành nếp của bố mẹ. Nhưng với suy nghĩ tự tôn một cách kệch cỡm về "giá trị" của đứa con trai, dẫn đến rẻ rúng, phũ phàng với con dâu, thì người đầu tiên cần phải chỉnh sửa tư tưởng cho ông bà chẳng ai khác hơn là bạn. Bởi vì chỉ riêng bạn mới hiểu hết giá trị của sự lựa chọn hôn nhân, mới thấy rõ sự tự tôn về cá nhân mình là không chính đáng. Mà từ tốn phân tích cho bố mẹ thấy cái sai của họ, khơi gợi họ cái ý thức: "Con dâu là con cái trong gia đình, và khi cô ấy đã có thiện chí muốn hòa nhập với nhà chồng, cô ấy cần được tôn trọng và yêu thương"... thì không thể gọi là bạn "bất hiếu" được.

Rất tốt trong chuyện này là vợ bạn trước sau vẫn nhẫn nhịn không buông lời bất kính với bố mẹ chồng. Cứ nghĩ đến cảnh cô ấy sau nỗi ẩn ức vì bị mất con, gạt nước mắt đắng cay nói lời từ giã chồng và bố mẹ chồng một cách buồn tủi, thật không thể hiểu tại sao ông cụ lại có thể buông ra câu "tuyên bố" cay nghiệt đến vậy? Lời lẽ ấy không thể gọi là do "khó tính, nghiêm khắc" của người già mà phát xuất từ tính hiếu thắng, khinh người bằng sự huyễn hoặc về giá trị cái mà ông cho rằng ông đã hãnh diện tạo ra. Nếu thực sự thương yêu con cái, biết sống vì hạnh phúc của con, chẳng có bố mẹ nào xử sự theo kiểu ấy, ngoại trừ trường hợp gặp phải cô con dâu có tính cách...đỏng đảnh tương tự như ông bà.

Tuy nhiên, phân tích để bạn có cái nhận định rõ hơn về tình huống gia đình, chứ nếu như vợ chồng bạn phải ly hôn, trách nhiệm hoàn toàn không do bố mẹ bạn. Cứ thử đọc lại tâm sự của bạn "Tôi cũng yêu vợ tôi lắm mà, tôi cũng trân trọng cô ấy, cô ấy cũng yêu tôi, chăm tôi từng miếng ăn đến giấc ngủ, lo cho tôi từng bộ đồ, từng cavat, có gì cô ấy đều thủ thỉ tôi nghe. Ấy vậy mà cô ấy nói ra câu ly hôn sao dễ dàng? Phận làm con như tôi phải phục dưỡng bố mẹ, phải kính trọng bố mẹ làm gì cũng thông qua ý kiến bố mẹ, không lẽ như vậy có gì không đúng à?...".

Tôi thấy rằng bạn xây dựng lòng yêu thương trong hôn nhân dựa trên điểm người vợ toàn tâm toàn ý sống vì bạn. Bạn thắc mắc khi sự toàn tâm toàn ý ấy sút giảm dễ dàng? Bạn cho rằng bạn đã sống đúng đạo lý khi hết lòng hiếu kính với bố mẹ? Vậy thì chỉ có thể lý giải: Vì vợ bạn khác với mẹ bạn, cô ấy yêu thương chồng nhưng vẫn đầy đủ lòng tự trọng để phản ứng với điều bất hợp lý, với sự lệ thuộc cay nghiệt. Khác với những tư tưởng đòi hỏi sự bình đẳng giữa vợ chồng một cách ích kỉ, kiêu hãnh của một số phụ nữ tự phụ về sự độc lập của cá nhân họ, vợ bạn đã có cố gắng trong việc hòa hợp với bố mẹ chồng, chân thành chăm sóc yêu thương chồng.
 
 
Đổi lại, cô ấy không nhận được sự cảm thông cũng như tôn trọng của những người ấy. Cô ấy đủ hiểu biết để cảm thấy bị tổn thương, và trước hậu quả đau đớn mà bản thân cô ấy phải gánh chịu, cô ấy chọn cách dứt bỏ hôn nhân cũng là một cách giải quyết sáng suốt. Bởi vì, khi hạnh phúc đã mong manh ở bờ vực đổ vỡ, người chồng như bạn còn "ngơ ngẩn" chưa nhận ra sự thiếu khéo léo của anh ta trong việc dung hòa giữa vợ và bố mẹ. Còn chưa nhìn thấy tính ích kỹ, gia trưởng của mình khi chỉ biết thụ hưởng mà không biết trân trọng, đỡ nâng người bạn đời. Không có ý thức vợ chồng là 2 cá thể độc lập trong việc xây dựng mái ấm, mà bố mẹ già chỉ có thể góp lời khuyên dạy chứ không thể nắm giữ và chi phối. Tóm lại, tiếp tục sống với người chồng như vậy, hạnh phúc sẽ chẳng có thể đạt mà thân phận người vợ sẽ còn bi đát hơn.

Dù sao, tôi vẫn nghĩ chuyện vẫn còn có thể cứu vãn nếu như bạn quyết tâm giữ gìn lấy hạnh phúc, do hai bạn vẫn còn đầy lòng yêu thương nhau. Tuy nhiên, chẳng còn cách gì hay hơn là bạn khéo léo thuyết phục bố mẹ bạn hãy thôi tự đề cao con cái cùng biết tôn trọng người khác. Và nếu như khó thể cải sửa tính khí của các cụ, ta thay đổi hoàn cảnh và cách "phụng dưỡng", nghĩa là bố mẹ sống riêng, các con sớm thăm tối viếng.

Thân chúc bạn bình tỉnh, sáng suốt. Chào bạn.

Chia sẻ