BÀI GỐC Nhật ký của người con gái lấy chồng xa gửi bố mẹ đẻ

Nhật ký của người con gái lấy chồng xa gửi bố mẹ đẻ

Thấm thoát cũng đã qua 3 năm con lấy chồng xa cách xa bố mẹ hàng nghìn cây số. Cứ mỗi lần nghĩ đến bố mẹ, lòng con lại bồn chồn như lửa đốt và xót xa. Con đúng là "bé ăn hại, lớn bay đi"...

6 Chia sẻ

Bát canh cần "đắng" của mẹ em!

,
Chia sẻ

Người ta có câu: “Con gái mà gả chồng gần. Có bát canh cần nó cũng đem cho”. Chẳng biết nhà người khác có canh cần ngọt đến đâu, còn nhà em, bát canh cần của chị gái dành cho mẹ em đắng lắm.

Chào chị Liên Thùy, tác giả tâm sự “Nhật ký của người con gái lấy chồng xa gửi bố mẹ đẻ”!

Đọc tâm sự của chị, em rất cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của chị. Nhưng chị ơi, con gái lấy chồng xa có khi còn hơn vạn lần con gái lấy chồng gần.

Người ta có câu: “Con gái mà gả chồng gần. Có bát canh cầnnó cũng đem cho”. Chẳng biết nhà người khác có canh cần ngọt đến đâu. Còn nhà em, bát canh cần của chị gái dành cho mẹ em đắng lắm.

Mẹ em là người rất thương và chiều con. Làm được việc gì thay cho con, mẹ em đều cố gắng làm hết. Em và chị gái em lớn bằng từng này nhưng chẳng mấy khi phải đụng vào việc nhà. Em mà giành làm, mẹ toàn gạt đi rồi bảo: “Sau này về nhà chồng tha hồ mà làm. Còn ở nhà với mẹ ngày nào thì cứ hưởng thụ ngày ấy đi”.

Chuyện mẹ em lo sợ nhất là các con của mẹ đi lấy chồng xa. Ngày xưa, khi chị em đi học Đại học trên Hà Nội, yêu một anh người Hà Nội, mẹ buồn lắm, suốt ngày than thở: “Con gái mà gả chồng xa, trước là mất giỗ, sau là mất con”.


 Ngày cưới của chị, chị sốt sắng sang nhà trai giúp bên đó chuẩn bị lễ ăn hỏi, lai mẹ chồng tương lai đi thuê áo dài. Chị hứa chở mẹ em đi chọn áo mà cuối cùng mất hút (Ảnh minh họa)

Lúc chị em chia tay người yêu cũ, về quê lấy chồng, mẹ em mừng rơi nước mắt. Nhưng niềm vui ấy chẳng kéo dài được bao lâu. Mang tiếng là có con gái lấy chồng gần mà mẹ em khổ còn hơn con gái lấy chồng xa.

Số chị gái em sướng, lấy chồng một cái là được nhà chồng cho ra ở riêng, một mình một cơ ngơi rộng rãi. Chị ấy mua một căn nhà ở ngay đầu ngõ nhà em, nói là muốn ở gần cha mẹ để báo hiếu nhưng em biết thừa là để ỷ lại mẹ.

Chị ấy thì có bao giờ để ý, chăm sóc cho mẹ đẻ đâu. Ngày cưới của chị, chị sốt sắng sang nhà trai giúp bên đó chuẩn bị lễ ăn hỏi, lai mẹ chồng tương lai đi thuê áo dài. Chị hứa chở mẹ em đi chọn áo mà cuối cùng mất hút. 

Mẹ em đi thuê áo dài về, chị lại dài giọng chê xấu, chê già, chê mẹ em không có mắt thẩm mỹ. Em nghe mà tức tối, định cãi nhau với bà ấy một trận, nhưng mẹ em can: “Đừng làm hỏng ngày vui của chị”. Nhìn mẹ buồn mà vẫn còn nghĩ đến chị, trong khi chị lại vô tâm mà em khó chịu vô cùng.

Ngày chị cưới, vì tiếp khách mệt mỏi, chị mặt mày cau có. Mẹ em dù cũng mệt nhưng vẫn nghĩ tới con, mang sữa cho chị uống. Vậy mà vừa thấy mẹ chồng than mệt, chị em mang hộp sữa đưa luôn cho mẹ chồng, chẳng thèm để ý đến chuyện mẹ em cũng mệt mỏi cả buổi, chưa có tí gì vào bụng vì lo việc cho chị.

Chị em đi lấy chồng chẳng thấy mang được đồ gì về cho mẹ mà toàn thấy xách đồ ở nhà đi. Hồi đầu lấy chồng, chị lười nấu nướng, suốt ngày sang nhà em ăn chực. Đóng được cho mẹ em 2 triệu cả hai vợ chồng mà làm như to lắm, suốt ngày đòi món này, món nọ. Nhiều khi anh chị đi chơi, không ăn cơm cũng chẳng thèm báo với mẹ em, làm cả nhà phải ngồi chờ.

Được một thời gian thì mẹ chồng chị mắng, bắt chị ấy phải ăn riêng, nấu cơm đàng hoàng cho chồng. Bác ấy không muốn con dâu lười nhác, vụng về và sợ con trai mang tiếng bám váy nhà vợ.

Buổi đầu tiên chị em nấu cho chồng bữa cơm, lớ ngớ thế nào lại làm đổ nồi nước sôi, bị bắn lên người. Lúc đó bà ấy mặc quần áo dày, chỉ bị vài nốt rộp ở bàn chân, vậy mà kêu gào thảm thiết. Mẹ em xót con, từ dạo đó lại tự làm khổ mình hầu hạ chị ấy. Ngày ngày nấu cơm cho nhà em, mẹ em còn nấu thêm phần của anh chị và gọi chị em sang xách về.

Nhiều khi chị em vác cặp lồng nhà chị sang xẻ đồ ăn, xong vứt hộp đựng thức ăn mẹ chuẩn bị sẵn lại, chẳng thèm rửa. Có lúc lười nhác chị ấy còn gọi điện sai mẹ em mang sang nhà hộ. Vô duyên kinh khủng!

Em khuyên mẹ đừng có nhọc công vì chị ấy như vậy, mẹ em còn mắng em ích kỷ, không biết nghĩ cho chị. Rằng có gia đình riêng khổ lắm, em chưa hiểu được hết để thông cảm cho chị em. Em nghe mà phát bực, vừa bực chị em bất hiếu, vừa bực mẹ em bảo thủ, dở hơi. Em tức chẳng buồn nói nữa.

Chị em có bầu, mẹ em càng cưng như trứng mỏng. Chẳng để chị ấy động vào chuyện gì, sang tận nhà dọn dẹp, nấu nướng, hầu hạ. Suốt ngày mẹ em tìm đồ bổ để nấu cho chị ấy, nhưng chị em còn tiểu thư chê bai, kêu nghén không ăn được. Mỗi lần thấy mẹ xách cặp lồng đồ ăn thui thủi về nhà là em bực. Nhưng cũng chẳng làm gì được, nói ra chắc lại bị mẹ chửi thôi.

Chị em sinh cháu, mẹ em là người hầu hạ tận răng. Nhưng có khách khứa nào đến thăm chị ấy cũng chỉ ca ngợi mẹ chồng lên mây: “Bà nội thương Hỉn lắm”; “Bà nội suốt ngày mua quần áo cho Hỉn”,… chẳng thấy nhắc tới công bà ngoại bao giờ. 

Em góp ý, chị ấy ngụy biện: “Mẹ chồng mới phải nịnh chứ mẹ đẻ, người thân ruột thịt mà còn phải nịnh thì có mà điên!”. Em chẳng hiểu triết lý dở hơi đó có đúng hay không, chỉ biết trong mắt mẹ em hiện lên ánh buồn mỗi khi chị ca ngợi mẹ chồng, hắt hủi mẹ đẻ.

Hôm nay, em cùng mẹ sang nhà chị thăm cháu. Mẹ em đi pha sữa cho bé Hỉn. Vừa đụng tới cái bình thì chị em la làng lên, kêu mẹ em mất vệ sinh, bẩn thỉu, chưa rửa tay mà đã động vào đồ ăn của cháu. Chị mắng mẹ rất láo: “Sao mẹ cũng sinh hai đứa con rồi mà chẳng biết gì thế nhỉ? Vụng về thế, chẳng hiểu sao có thể nuôi con lớn bằng từng này được”.

Bà ấy cũng chẳng vừa, xông vào đánh mắng, cào cấu em. Đây là lần đầu tiên hai chị em đánh nhau (Ảnh minh họa)

Vốn đã khó chịu với chị ấy từ trước, nghe thêm câu nói hỗn với mẹ của chị em, em nổi máu điên, tặng cho bà ấy một bạt tai và quát: “Chị hỗn vừa thôi”. Chị ấy cũng chẳng vừa, xông vào đánh mắng, cào cấu em. Đây là lần đầu tiên hai chị em đánh nhau.

Mẹ em thấy cảnh đó thì khóc ầm lên rồi lao vào can. Điên nhất là đến giờ phút này rồi mà mẹ vẫn bênh chị, còn mắng em láo, là em mà dám tát chị. Em tức phát khóc, gào lên: “Con mặc kệ mẹ đấy!” rồi bỏ về.

Giờ đã hơn 10 giờ đêm, mẹ em vẫn chưa về, chẳng biết còn làm gì bên ấy. Em cũng không hiểu nổi mẹ em nghĩ gì mà chiều chị em một cách quá đáng như thế, tạo đà cho chị ấy hư hỏng, hỗn hào.

Em chán chị em, càng chán mẹ em hơn. Đấy, con gái lấy chồng gần như chị em, chỉ tổ hành bố hành mẹ chứ chẳng có bát canh cần nào mang về biếu cha mẹ đâu!

Chia sẻ