BÀI GỐC Nhật ký của người con gái lấy chồng xa gửi bố mẹ đẻ

Nhật ký của người con gái lấy chồng xa gửi bố mẹ đẻ

Thấm thoát cũng đã qua 3 năm con lấy chồng xa cách xa bố mẹ hàng nghìn cây số. Cứ mỗi lần nghĩ đến bố mẹ, lòng con lại bồn chồn như lửa đốt và xót xa. Con đúng là "bé ăn hại, lớn bay đi"...

6 Chia sẻ

Lấy chồng thì phải lo cả nhà chồng?

,
Chia sẻ

Tôi buồn vì có chồng nhưng không những không nhờ vả được bên nhà chồng mà còn nặng trách nhiệm lo tới 3 người. Nếu nói lo cho chú thím, tôi chẳng ngại, nhưng lo cho mẹ chồng, tôi thực không muốn.

Tôi là độc giả thường xuyên xem các bài viết về mối quan hệ với gia đình chồng. Tôi thấy cũng có nhiều chị em được mẹ chồng yêu quý thật sự. Nhưng trường hợp này quá ít trong vô vàn những trường hợp ngược lại. Và tôi, với ngôn từ bi quan thế này chắc mọi người đoán được tôi rơi vào trường hợp nào.

Cuộc sống hiện tại tôi rất hài lòng, nếu như đừng thường trực suy nghĩ về thái độ và trách nhiệm của gia đình chồng với mình và ngược lại. Tôi buồn và suy nghĩ nhiều vô kể nhưng không dám chia sẻ với bạn bè vì sợ mọi người biết chuyện không hay, lại chẳng đẹp mặt cho chồng. Hôm nay, lần đầu tiên tôi gửi bài viết mong được mọi người chia sẻ và ý kiến của bạn đọc.

Bố chồng mất sớm, chồng tôi phải ở nhà chú ruột để được ăn học (vợ chồng chú thím không có con nên coi chồng tôi như con) đến hết lớp 12. Thời đi học của chồng tôi không tốn kém là bao, vì học ở quê, tiền nộp cũng không nhiều lắm, nên nhà chú thím dù nghèo vẫn nuôi được.


1 năm sau khi kết hôn, chúng tôi sinh con. Lương hai vợ chồng quá thấp nên cuộc sống thật khó khăn (Ảnh minh họa)

Nói vậy nhưng tôi vẫn biết chú thím chắt chiu từng con gà, con heo để bán lấy tiền nuôi chồng tôi ăn học. Rồi anh vào Nam học trung cấp, chú thím lo tất tần tật tiền ban đầu đi. Sau thì giảm dần do chồng tôi tự kiếm việc làm thêm. Đồng thời, trong thời gian này chúng tôi yêu nhau, nên tôi cũng có lấy tiền của gia đình cho tôi, tiền tôi làm thêm để phụ cho anh.

Nói về phần mẹ chồng, bà không nuôi anh ăn học được. Trong lúc đó chồng tôi mới 14 tuổi, ý chí học hành để thoát nghèo đang vùn vụt mà bà không quan tâm đến.

Cuộc sống thật vô vàn khó khăn, rồi chồng tối ra trường, đi làm cũng trầy trật, lương chỉ đủ tiêu tiết kiệm. Phần tôi vừa đi làm vừa dạy kèm thêm buổi tối để dành tiền. Sau này cưới nhau, tiền do hai chúng tôi tự tích góp, nhưng tôi đưa anh 2 phần, bên tôi chỉ 1 phần để lo đám cưới.

Ttuyệt nhiên, bên gia đình chồng không cho một đồng tiền nào. Mẹ chồng mượn được nửa chỉ vàng méo mó, đem cho tôi ngày cưới coi như là lễ. Xong phải trả lại bà để bà trả họ.

Tôi không kể chi tiết quá, chỉ đơn giản muốn mọi người hiểu là nhà chồng không ai cho gì tôi vì ai cũng quá nghèo. Hoặc họ nghĩ họ nuôi con ăn học hết tiền rồi, nên không cho nữa? Có thể nói hơn 3 năm chồng tôi không xin trợ cấp của chú thím nữa, mẹ thì không hề có gì gửi cho chồng tôi.

1 năm sau khi kết hôn, chúng tôi sinh con. Lương hai vợ chồng quá thấp nên cuộc sống thật khó khăn. Chúng tôi tiết kiệm đến mức con tôi hơn 1 tuổi mà tôi không mua cho con được cái áo mới nào, toàn mặc đồ xin. Đã thế con tôi ốm đau quặt quẹo, nằm viện suốt cả tháng... nhưng tuyệt nhiên chẳng thấy nhà chồng quan tâm.

Trong khi biết đạo làm dâu con, tôi cùng chồng cũng biết lo tiền trong các dịp lễ tết, đám tiệc... cho bên nhà chồng. Tôi không có ý than vãn chuyện lo tiền nong cho nhà chồng, mà chỉ thấy buồn vì bên nhà chồng quá vô tâm.

Đầu tiên là mẹ chồng, người đứt ruột sinh ra chồng tôi, nhưng tôi không thấy thể hiện sự quan tâm, thương yêu con mình. Có thể bà thương trong lòng chứ mẹ nào mà không thương con mình đẻ ra. Hơn nữa bà chỉ sinh được 1 chị và chồng tôi là con trai độc nhất.

Từ chuyện tôi mang thai, rồi sinh con, ở cữ... chưa thấy bà có chút quan tâm hay giúp đỡ gì. Con tôi 5 tháng thì tôi đi làm lại, bà không giữ hộ vì bà không nỡ bỏ ngôi nhà mình lại (nhà có chị gái cùng chồng và 2 đứa cháu ngoại bà đang ở). Với lại bà bảo bà không giữ được con nít...

Tôi đành tìm chỗ gửi con, gửi mấy chỗ mà con tôi khóc hoài. May sao, trời cũng còn thương tôi khi gặp được 1 bà rất hiền từ, khan con, chưa có cháu nên chịu giữ con cho tôi. Bà thương con tôi thật lòng lắm.

Mỗi tháng, tôi trả bà hơn nửa tháng lương của tôi, nhưng có khi tôi ăn sáng nhà bà vì bà thương vợ chồng tôi cực khổ quá. Người không máu mủ mà thương con tôi quá thể, lại thương tôi như con gái. Nhớ ngày con tôi đau (bệnh hiểm có thể mất mạng), ông bà bảo tôi đưa con sang nhà ông bà, có gì ông bà lo cho. Chứ ở phòng trọ, không có người lớn, lỡ con có hề gì, sao tôi xoay sở được...

Trong khi đó không thấy nhà chồng ai xuất hiện hay hỏi han gì. Hoặc họ chắc hỏi chồng tôi thôi vì việc không giữ con, tôi có nói mấy câu làm họ tự ái.

Lễ tết, đau ốm tôi lo đầy đủ tiền thuốc men, gọi điện thoại hỏi han, rồi sắp xếp về thăm. Cuối năm đưa tiền cho cả 3 người để mua sắm Tết. Có thể không nhiều nhưng chúng tôi phải tiết kiệm và chịu thiếu thốn sau này nhưng vẫn phải đưa từng người một.

Rồi biết được trách nhiệm của mình, tôi chủ động lo tiền mua bảo hiểm y tế cho cả 3. Mỗi lần về thăm đều cho mỗi người ít tiền, thỉnh thoảng cho tiền, Tết sắm sửa áo quần cho con của chị chồng đầy đủ... Ngoài ra tôi cũng thường xuyên gọi điện thoại về hỏi thăm, một năm chúng tôi về thăm nhà 4,5 lần.

Thế nhưng, ngược lại tôi nhận được những gì?

Mẹ chồng chưa bao giờ cho tôi được 1 quả trứng gà kể khi tôi mang thai cháu trai đích tôn cho bà. Mãi cho đến giờ cũng chưa nhận được thứ gì từ bà, vật chất không, tình cảm cũng không. Chưa 1 lần bà gọi điện thoại hay nhắn chị chồng gọi hỏi thăm vợ chồng tôi ra sao.

Chúng tôi ít về thăm nhà, nhưng mỗi khi về hoặc chuẩn bị ra đi, bà coi như bình thường. Có việc bà bà cứ đ,i chúng tôi đi về mặc kệ, không thấy mừng con, vui cháu gì hết.

Hai năm trước đây, cả vợ chồng tôi đều bị thứ bệnh rất dễ lây là thủy đậu. Mà chúng tôi bị nặng nữa là đằng khác. Bệnh này kiêng cữ nhưng tôi buộc phải nấu ăn, giặt giũ cho chồng con, vì không làm thì ai lo.

Ăn được hai hôm thì hết đồ, chồng tôi đành nhờ thím vào ở giúp được hai ngày rồi về, tôi tự xoay sở tiếp. Một tuần sau chồng tôi đi làm còn tôi nghỉ đến 10 ngày.

Trong thời gian ốm này không thấy mẹ và chị chồng hỏi thăm gì hết dù họ biết thím tôi bỏ công bỏ chuyện vào chăm sóc chúng tôi. Nhưng khi chị chồng sinh tiếp đứa thứ 3 thì thông báo, tôi gửi tiền về cho. Chị chồng đau, nhập viện mổ, mẹ chồng đau cũng gọi điện thông báo cho tôi, để biết mà làm nghĩa vụ.

Còn chú thím đã chăm lo nuôi chồng tôi ăn học, họ cũng lo lắng quan tâm vợ chồng tôi tuy có phần nhiều hời hợt. Nhưng không trách được vì suy ra thím và chồng tôi chẳng máu mủ gì. Họ lo lắng vậy là tốt rồi.

Nhưng cũng nhiều lúc thím kể lể là nuôi chồng tôi ăn học hết mấy cây vàng, mấy con gà, mấy con heo... là ý để tôi biết mà sau này trả hiếu. Tôi nghĩ, việc trả hiếu xuất phát từ tâm, từ tình cảm chứ ép buộc thì người ta có làm cũng chỉ là nghĩ đến trách nhiệm mà không thấy thảo mái. Nhiều lúc thím còn tức lên đòi phải trả từng này từng nọ tiền vì đã nuôi. Nói chung thím quy ra vàng nuôi được chồng tôi đấy.

Thôi thì số phận đành chấp nhận vậy! Tôi buồn vì có chồng nhưng không những không nhờ vả được bên chồng mà còn nặng trách nhiệm lo tới 3 người. Nếu nói lo cho chú thím, tôi chẳng ngại, nhưng lo cho mẹ chồng, tôi thực không muốn.

Tôi cũng thấy thương bà chứ không hề ghét bỏ, nhưng sao bà chẳng có tí tình cảm gì với tôi, nên tôi suy nghĩ, từ khi tôi lấy chồng, bà chẳng liên quan gì đến cuộc sống của chồng và tôi. Chúng tôi tằn tiện, mượn thêm cuối cùng cũng mua được căn nhà cũ kỹ ở tận nơi thật hoang vắng. Nhưng tôi bằng lòng vì có căn nhà để ở cũng hơn đi ở phòng trọ hơn 10 năm.

Hơn nữa tôi cũng lượng sức tiền mình chứ không đua mua nhà chỗ ngon tiện mà còng lưng trả nợ không biết bao giờ mới xong như nhiều người. Ông bà nói, liệu cơm, gắp mắm. Chúng tôi chạy mượn bạn bè người thân, nhưng nhà chồng tuyệt nhiên không quan tâm gì đến sự khốn khó của chúng tôi. Mua nhà, sửa nhà, chúng tôi còn nợ gần 100 triệu. Nhưng tôi biết mẹ chồng, chú thím vẫn mong chờ tiền chúng tôi, vì nghĩ chúng tôi làm ra, nợ rồi sẽ trả được.

Mọi người biết không, khoản nợ lớn thì sẽ trả trong kế hoạch về lâu về dài vì người cho mượn biết hoàn cảnh vợ chồng tôi nên không ai giục thời hạn trả. Nhưng cái khó là vợ chồng tôi bị trừ lương vì mượn tiền công ty rồi trả góp hàng tháng, nên đang túng. Lại thêm thiếu trước hụt sau, tháng nào vợ chồng tôi cũng ứng lương, nhưng nhà chồng có ai hiểu cho đâu.

Vợ chồng tôi, ngày mưa, ngày nắng chở con đi học, rồi tất tật đi làm, rồi luýnh quýnh về đón con... Tôi xoay như chong chóng, đi làm công ty, tối mịt mới về đến nhà con lo chợ búa, cơm nước, giặt giũ, chuyện con học...

Lên giường là 9h tối, vì tôi thương chồng nên tôi chỉ nhờ những việc đơn giản, còn lại cơm nước, dọn rửa tôi lo hết. Cái này tôi tự nguyện nên không than vãn. Trong khi đó, mẹ chồng tôi chẳng có làm gì nhiều, chỉ làm ngày mùa gặt lúa, heo gà chẳng nuôi, tối 6,7 giờ là bà đã lên giường ngủ rồi.


Hiện tại lo gì cho bà, tôi cũng lo gấp ba chứ không phải sự lo chia ba. Tôi thấy vô lý cái câu "lấy chồng thì phải lo cả nhà chồng"? (Ảnh minh họa)

Bà còn có thể lao động, có thể giúp được việc nhà nhưng bà làm biếng lắm, chả muốn làm gì. Bà chỉ thích ăn rồi nằm thôi. Bà chẳng buồn sang nhà hàng xóm chơi với ai cả, bà chỉ thích quẩn dưới bếp và nằm trên giường... Trong khi cuộc sống của chúng tôi nếu có bà phụ cơm nước dọc dẹp thì tôi và chồng tôi có thời gian nghỉ ngơi sau 1 ngày làm việc vất vả. Nhưng tôi biết chẳng đời nào bà giúp chúng tôi điều đó.

Sơ qua để mọi người cho tôi ý kiến xem tôi có phải lo cho mẹ chồng công bằng như lo cho chú thím không? Hiện tại lo gì cho bà, tôi cũng lo gấp ba chứ không phải sự lo chia ba. Tôi thấy vô lý cái câu "lấy chồng thì phải lo cả nhà chồng"?

Ba mẹ tôi nuôi tôi ăn học cũng tốn kém lắm nhưng nào tôi đã báo hiếu được gì cho ba mẹ. Vì hiểu con gái đang sống xa nhà, quá khó khăn, ba mẹ tôi còn đùm gửi gạo, cá để cho tôi bớt các khoản chi. Xin nói thêm là ba tôi ốm nặng nằm liệt giường mấy năm, do vậy mẹ tôi đã cực vì việc đồng áng hoa màu quanh năm còn thêm chăm lo cho ba, nên tôi không nỡ nhờ mẹ tôi lo cho tôi được.

Tôi nghĩ, như cha mẹ tôi, sinh con ra, nghèo khổ nhưng cũng cố nuôi con ăn học chỉ mong con có việc làm ổn định, có gia đình, con cái khỏe mạnh hạnh phúc để ba mẹ đỡ lo lắng. Đấy là hạnh phúc của bậc sinh thành, rồi có khi gửi cho thêm con gái. Vậy tại sao bên nhà chồng làm điều ngược lại và mình cũng làm điều ngược lại, toàn lo nghĩ cho nhà chồng mà có lo cho cha mẹ mình đâu. Nhưng kết quả, cũng hoàn toàn ngược lại.

Mọi người hãy cho tôi một lời khuyên trong hoàn cảnh này đi.

Chia sẻ