BÀI GỐC Nhật ký của người con gái lấy chồng xa gửi bố mẹ đẻ

Nhật ký của người con gái lấy chồng xa gửi bố mẹ đẻ

Thấm thoát cũng đã qua 3 năm con lấy chồng xa cách xa bố mẹ hàng nghìn cây số. Cứ mỗi lần nghĩ đến bố mẹ, lòng con lại bồn chồn như lửa đốt và xót xa. Con đúng là "bé ăn hại, lớn bay đi"...

6 Chia sẻ

"Con gái mà gả chồng gần, có bát rau cần nó cũng... sang xơi"

,
Chia sẻ

Tôi nghĩ bụng rồi chậc lưỡi: “Con gái mà gả chồng gần. Có bát rau cần nó cũng sang xơi”. Em chồng tôi đừng nói là rau cần nhé, rau cải, rau muống, thậm chí là nước canh thôi, em cũng sang vét về nhà mình hết.

Chào Liên Thùy và nhất là chia sẻ của bạn Phương Hà với "Bát canh cần đắng của mẹ em"!

Tôi rất hay vào đọc tâm sự của mọi người nhưng chẳng viết nỗi lòng của mình để gửi đến mục này bao giờ. Song hình như khi người ta gặp chuyện gì đó khó nói ra thì luôn cần sự tri ân để ức chế vơi đi chút ít.

Liên Thùy à, tôi đồng cảm với nỗi trăn trở không được phụng dưỡng cha mẹ già của em. Tuy không được tận tay chăm sóc cho bố mẹ, song em có tấm lòng và thái độ hướng về các bậc sinh thành vậy là hiếu thảo rồi.

Trong cuộc sống giữa cái rủi luôn có cái may đấy Liên Thùy ạ. Em sống xa bố mẹ đẻ sẽ tránh được những khúc mắc, mâu thuẫn giữa con rể và gia đình bên ngoại. Được chàng rể tử tế thì chả sao. Chứ đời này lắm anh con rể ngỗ ngược coi trời bằng vung thì bố mẹ vợ chỉ đáng dưới thắt lưng thôi.

Tôi có may mắn như chị gái của bạn Phương Hà là lấy chồng không quá xa song cũng chẳng thật gần. Song vấn đề không nằm ở tôi mà ở em gái chồng tôi. Trước đây mẹ chồng tôi đã làm đúng thuyết “Con gái mà gả chồng gần, có bát rau cần nó cũng mang cho”.


Em chồng tôi đừng nói là rau cần nhé, rau cải, rau muống, thậm chí là nước canh thôi, em cũng sang vét về nhà mình hết (Ảnh minh họa)

Mẹ chồng tôi cho rằng chỉ con gái là sống tình cảm và có hiếu với bố mẹ. Mai sau bố mẹ chồng tôi có ốm đau, họ hàng có ma chay cưới xin thì trông mong ở con gái, con rể thôi. Chứ con trai, con dâu đi làm suốt biết nhờ cậy được gì.

Tệ hơn, những lúc nóng tính, mẹ chồng tôi còn nói thẳng: “Con trai và con dâu - chúng nó chẳng làm gì vẫn có sẵn nhà để ở. Con cái chúng đẻ ra mà mình vẫn phải để mắt tới”. Tôi nghe thấy những lời đó thì như cháy lửa trong lòng. Bực lắm, nhưng thôi tôi cũng chẳng chấp người già.

Lại chuyện về em chồng tôi. Cô em chồng tôi lấy chồng ngay phía sau ngôi nhà của bố mẹ chồng tôi. Các cụ hai bên vừa được nghĩa hàng xóm, vừa được duyên thông gia.

Mẹ chồng của em chồng tôi là người giỏi đổi gió theo chiều. Thấy mẹ chồng tôi yêu chiều con gái nên bà thông gia thường buông những lời nói khích con dâu. Đại loại như: “Mẹ nuôi con trai lớn chừng này mất bao nhiêu tiền của. Giờ mẹ giao con trai mình cho con thì con nên biết đường mà trả nghĩa”.

Em chồng tôi bắt đầu trở thành thợ “đào mỏ” trong nhà mẹ đẻ để trả nghĩa cho nhà chồng. Có gì em cũng lấy mang về nhà chồng. Từ cái quạt, bếp ga, máy tính, nồi niêu… Thậm chí em không bỏ qua từ đấu gạo, chai mắm, hộp sữa. Tất tần tật những gì có trong nhà chồng tôi mà không bị khóa lại là em liền viện cớ này việc kia để vác về nhà chồng.

Sau mỗi lần con gái vác của đi, mẹ chồng tôi cười xòa: “Nó mượn tạm về nhà chồng dùng rồi sẽ trả”. Song của đã vào tay em chồng tôi thì không bao giờ có đường quay lại chốn cũ. Tôi lại phải bỏ tiền túi ra để mua đồ thay thế để dùng trong gia đình.

Nhiều bữa gia đình nhà tôi đang ăn cơm. Em cầm chiếc âu to chạy sang kêu đi làm về muộn không kịp nấu nướng. Thế là em vét hết đồ ăn vào âu đem về nhà mình. Tội cho hai đứa con tôi. Chúng bỏ bữa vì chẳng còn miếng gì ngon để ăn nữa. Tôi cố nuốt miếng cơm mà nghẹn lại ở cổ họng.

Tôi tức chưa kịp lên tiếng thì mẹ chồng tôi đã bênh: “Bữa nay không ăn thì mai ăn bù. Nó (em chồng) không nấu kịp thứ gì ăn thì nhà chồng tế chết”. Con tôi đang tuổi ăn tuổi lớn sao bắt chúng bóp miệng được. Tối ấy tôi đành mời cả nhà đi ăn lẩu để đổi gió.

Tôi nghĩ bụng rồi chậc lưỡi: “Con gái mà gả chồng gần. Có bát rau cần nó cũng sang xơi”. Em chồng tôi đừng nói là rau cần nhé, rau cải, rau muống, thậm chí là nước canh thôi, em cũng sang vét về nhà mình hết.

Nản nhất là chuyện mẹ chồng tôi bắt con trai phải nộp bốn triệu mỗi tháng để ông bà lấy tiền dưỡng già. Trong khi cả hai bố mẹ chồng tôi được gần hai chục triệu tiền lương quân đội về hưu. Toàn bộ số tiền đó mẹ chồng tôi ngầm đem cho con gái và con rể.

Ừ thì thôi, mấy thứ vật chất đó tôi đành nhắm mắt cho qua vậy vì không phải tiền của tôi. Tiền ông bà có cho ai thì cho. Song em chồng tôi được thể quá đáng.

Sáng nào, em chồng cũng dắt con mình sang nhờ chị dâu đưa đi học hộ. Tôi phải mất hai lần chở, con mình và con chồng mới đưa được hết tụi nhỏ đến trường. Em cứ viện cớ, sáng ra em phải nấu ăn sáng cho cả nhà nên bận lắm. Việc em làm, há tôi không làm chắc? Nhiều lần tôi bị muộn làm, sếp la cho nhức óc vì bận chở hai đứa nhỏ đi học 2 trường khác nhau và cách đấy khá xa.


Nhiều bữa gia đình nhà tôi đang ăn cơm. Em cầm chiếc âu to chạy sang kêu đi làm về muộn không kịp nấu nướng. Thế là em vét hết đồ ăn vào âu đem về nhà mình (Ảnh minh họa)

Thỉnh thoảng ở nhà chồng không vừa ý việc gì là em chạy thẳng sang than với mẹ đẻ. Tiện thể em cô nói móc, nói đểu chị dâu sướng như bà tướng trong nhà. Mẹ chồng tôi lại kiếm chuyện để dìm hàng con dâu cho hả giận.

Có của thì em cô hưởng nhưng gặp việc thì em chạy. Tháng trước, bố chồng tôi bị thoái hóa cột sống nằm viện. Vợ chồng tôi phải thay phiên xin nghỉ làm để chăm sóc ông. Còn con gái ông lại thoái thác: “Bố mẹ ốm đau trăm sự nhờ anh chị chăm nom. Em đã xuất giá rồi chỉ qua thăm được thôi, còn không túc trực trông bố được”.

Chuyện về em gái chồng lấy chồng gần của nhà tôi thì kể cả năm chẳng hết nổi. Con gái là thế đấy, lấy chồng rồi như bát nước hất đi. Song nhiều cô chẳng biết ý về nhà ngoại đục khoét hơn cả sâu mọt. Liệu đến bao giờ bố mẹ tôi mới nhận ra bản chất thật của cô con gái gả chồng gần nhà mình?

Chia sẻ