75% lao động Mỹ nói nhà quản lý là nguyên nhân gây căng thẳng chốn công sở và chuyện “nhân viên không bỏ việc, họ rời bỏ sếp”

Louis,
Chia sẻ

Làm việc với một vị sếp tồi chính là sự đày đọa mạnh mẽ nhất cả về phương diện tinh thần lẫn tình cảm.

Marcus Buckingham - tác giả, nhà tư vấn kinh doanh và diễn thuyết gia người Anh từng nói: "Cái chúng ta rời bỏ là sếp của mình chứ không phải công ty đó". Câu nói này nhiều lần chứng minh được tính đúng đắn của nó, đặc biệt trong môi trường công sở - nơi mâu thuẫn và sự không hài lòng giữa nhân viên với sếp diễn ra như cơm bữa.

Một cuộc khảo sát được tiến hành bởi Hiệp hội các chuyên gia hành chính quốc tế (International Association of Administrative Professionals) đã chỉ ra một vị sếp tồi là nguyên nhân số 1 khiến nhân viên thôi việc.

75% lao động Mỹ nói sếp là nguyên nhân gây căng thẳng chốn công sở và chuyện “nhân viên không bỏ việc mà chỉ bỏ sếp” - Ảnh 1.

Thật vậy, làm việc với một vị sếp tồi chính là sự đày đọa mạnh mẽ nhất cả về phương diện tinh thần lẫn tình cảm. Dữ liệu gần đây từ Hiệp hội Tâm lý học Mỹ cho thấy 75% người lao động ở Mỹ tin rằng sếp của họ là nguyên nhân chính gây ra những căng thẳng tại nơi làm việc.

Áp lực cũng như nguồn năng lượng tiêu cực bắt nguồn từ những người lãnh đạo tệ lậu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân viên, khiến các mối quan hệ cá nhân (gia đình, bạn bè) của họ trở nên tồi tệ hơn. Bởi vì, những uất ức và dồn nén trong quá trình làm việc không có nơi giải tỏa sẽ bị trút lên đầu những người thân của họ như một lẽ tất yếu.

75% lao động Mỹ nói sếp là nguyên nhân gây căng thẳng chốn công sở và chuyện “nhân viên không bỏ việc mà chỉ bỏ sếp” - Ảnh 2.

Trong bài viết "Sếp tồi khiến bạn phát bệnh như thế nào", Ray Williams cho biết, "Một người sếp tồi thường hay đàn áp, làm nhục, làm mất hứng hoặc bỉ bôi cấp dưới và đồng nghiệp. Chiến thuật bẩn thỉu của họ bao gồm: những lời lăng mạ cá nhân, xâm phạm vào không gian cá nhân, đe dọa và hăm dọa (cả bằng lời nói và hành động), cười mỉa mai và trêu chọc, sỉ nhục công cộng, gián đoạn thô lỗ, nhìn một cách khinh miệt và bẩn thỉu, đối xử với những người như họ là vô hình, và tấn công hai mặt”.

Cùng điểm qua một vài dấu hiệu dễ nhận diện để chị em công sở biết được mình đang làm việc dưới trướng một vị sếp tồi:

75% lao động Mỹ nói sếp là nguyên nhân gây căng thẳng chốn công sở và chuyện “nhân viên không bỏ việc mà chỉ bỏ sếp” - Ảnh 3.

Nhập nhằng chuyện tiền bạc

Đam mê chính là thứ khiến chúng ta hết mình với công việc; tuy nhiên, tiền bạc là thứ đảm bảo chúng ta có một đời sống đủ đầy để nuôi dưỡng và duy trì đam mê ấy. Cho nên, ai đi làm cũng cần một khoản tiền tương xứng với công sức họ đã bỏ ra.

Một vị sếp xấu tính luôn tìm mọi cách để có thể trả càng ít tiền cho nhân viên càng tốt (hoặc thậm chí là không trả). Đứng trước tình huống này, thiết nghĩ chị em chẳng cần tiếc nuối điều gì mà nên dứt áo ra đi.

75% lao động Mỹ nói sếp là nguyên nhân gây căng thẳng chốn công sở và chuyện “nhân viên không bỏ việc mà chỉ bỏ sếp” - Ảnh 4.

Cũ kỹ và lạc hậu

Albert Einstein từng nói: “Vấn đề không thể được giải quyết bởi những người có cùng mức độ suy nghĩ với người tạo ra nó”. Những thứ cũ kỹ và lạc hậu chẳng bao giờ có thể dẫn đến được sự hiện đại và mới mẻ. Cho nên, chúng ta chẳng thể nào cứ làm theo những lề thói xưa cũ mãi được.

Một người sếp tồi luôn cho rằng bản thân mình là đúng và chăm chăm vào những thứ cũ kỹ, lạc hậu cũng như tránh né sự thay đổi, để rồi từ đó không tạo được cơ hội, động lực cho nhân viên dưới quyền phát triển.

75% lao động Mỹ nói sếp là nguyên nhân gây căng thẳng chốn công sở và chuyện “nhân viên không bỏ việc mà chỉ bỏ sếp” - Ảnh 5.

Soi mói nhân viên

Những người sếp tốt và vĩ đại có tầm nhìn luôn dành thời gian cho những định hướng lớn lao. Còn những người lãnh đạo tồi tệ cứ thích tọc mạch, soi mói, bới móc từng nhược điểm của nhân viên dưới quyền để bắt lỗi. Họ dường như mù lòa trước những đặc điểm tốt đẹp của người khác.

Chị em công sở nên nhớ, chúng ta thường có xu hướng làm việc ít đi và kém nhiệt tình hơn khi biết rằng có ai đó đang quan sát mình bằng con mắt tọc mạch thiếu thiện chí. Vì lẽ đó, đối với những dạng lãnh đạo như thế này thì cách tốt nhất là nên tránh xa.

75% lao động Mỹ nói sếp là nguyên nhân gây căng thẳng chốn công sở và chuyện “nhân viên không bỏ việc mà chỉ bỏ sếp” - Ảnh 6.

Không biết dùng người

Myles Munroe đã từng nói, "Để biết mỗi người nên thuộc về nơi nào, chúng ta cần biết điểm mạnh của họ ở đâu". Một người sếp tốt là người biết nhân viên của mình có lợi thế ở đâu để giao việc và giúp họ thể hiện một cách trọn vẹn nhất khả năng; tuy nhiên, những người sếp tồi thì không làm được điều đó.

Bên cạnh đó, một người lãnh đạo tệ cũng là người không biết đào tạo, bồi dưỡng nhân tài để rồi làm lãng phí nguồn tài nguyên về khía cạnh nhân lực của công ty.

75% lao động Mỹ nói sếp là nguyên nhân gây căng thẳng chốn công sở và chuyện “nhân viên không bỏ việc mà chỉ bỏ sếp” - Ảnh 7.

Độc tài, hống hách, thích kiểm soát

Những nhà lãnh đạo độc tài thường là dạng người độc hại bởi họ hiếm khi lắng nghe quan điểm và ý kiến từ nhân viên cấp dưới và luôn cho rằng suy nghĩ của bản thân mình mới là đúng đắn.

Bên cạnh đó, những người sếp tồi còn thường hay có thái độ hống hách, thích kiểm soát cũng như sở hữu. Khi sự tự do bị đánh mất, nhân viên sẽ khó tránh khỏi cảm giác khó chịu, ngột ngạt để rồi năng suất lao động và khả năng sáng tạo trong công việc cũng từ đó mà giảm theo.

Chia sẻ