4 món mà người trung niên và cao tuổi nên ăn vào mùa xuân để tăng cường miễn dịch, giảm bệnh tật

Huệ Lan (Tổng hợp),
Chia sẻ

4 món ăn được giới thiệu hôm nay không chỉ bổ dưỡng mà còn có thể giúp người trung niên và cao tuổi tăng cường thể lực, giảm nguy cơ mắc bệnh.

Khi con người già đi, khả năng miễn dịch dần suy giảm, những người ở độ tuổi trung niên và cao tuổi dễ mắc bệnh hơn. Chế độ ăn uống là "tuyến phòng thủ đầu tiên" của sức khỏe. Bằng cách kết hợp các thành phần hợp lý, nó không chỉ có thể nuôi dưỡng cơ thể mà còn tăng cường khả năng chống lại bệnh tật. Y học cổ truyền cho rằng "thuốc và thực phẩm có cùng nguồn gốc". Nhiều loại thực phẩm tự nhiên giàu thành phần kháng khuẩn, chống viêm và tăng cường miễn dịch, có thể được gọi là "thuốc kháng sinh tự nhiên". 4 loại món ăn được giới thiệu hôm nay không chỉ bổ dưỡng mà còn có thể giúp người trung niên và người cao tuổi tăng cường thể lực, giảm nguy cơ mắc bệnh.

1. Rau hẹ: Làm ấm và bổ sung dương khí; diệt khuẩn và bảo vệ ruột

Rau hẹ/lá hẹ được gọi là "cỏ nuôi dương", giàu sunfua, vitamin C và chất xơ, có tác dụng làm ấm bụng, thúc đẩy khí, kháng khuẩn và chống viêm. Vị cay đặc trưng có thể ức chế vi khuẩn có hại trong đường ruột, thúc đẩy tiêu hóa và hấp thụ, đặc biệt thích hợp cho người trung niên và cao tuổi, cơ thể lạnh, chức năng tiêu hóa yếu.

Công thức đề xuất: Canh rau hẹ, thịt trai và trứng

Nguyên liệu: 200g rau hẹ, 100g thịt trai/ngao, 2 quả trứng, một ít gừng băm nhỏ và một lượng muối vừa đủ, lượng dầu ăn thích hợp.

Cách nấu canh rau hẹ, thịt trai và trứng

Bước 1: Rửa sạch và cắt rau hẹ thành các đoạn ngắn (hoặc cắt nhỏ tùy thích). Thịt trai ngâm vào bát nước để loại bỏ cát sau đó rửa sạch. Đập trứng vào bát, đánh tan để dùng sau. Tiếp theo bạn đặt nồi lên bếp, cho chút dầu ăn vào, phi thơm gừng rồi cho thịt trai vào xào đến khi chuyển màu.

Bước 2: Tiếp theo bạn cho một lượng nước sạch vào, đun sôi. Sau đó hạ nhỏ lửa rồi nấu thêm 5 phút để hương vị umami của trai hòa quyện vào nước. Kế tiếp bạn đổ trứng từ từ vào, để trứng chín. Sau đó bạn cho rau hẹ vào, nêm muối cho vừa khẩu vị rồi đun nhỏ lửa trong khoảng 1 phút nữa và tắt bếp.

4 món mà người trung niên và cao tuổi nên ăn vào mùa xuân để tăng cường miễn dịch, giảm bệnh tật - Ảnh 2.

Thành phẩm món canh rau hẹ, thịt trai và trứng

Món canh này có hương vị đậm đà, mùi thơm nồng của rau hẹ và vị ngọt của thịt trai hòa quyện hoàn hảo. Món canh ấm áp và bổ dưỡng, có sự kết hợp cân bằng giữa protein cùng chất xơ, giúp tăng cường khả năng miễn dịch.

2. Bồ công anh: Thanh nhiệt, giải độc, thuốc chống viêm tự nhiên

Mặc dù bồ công anh là một loại rau dại nhưng nó được gọi là "Nữ hoàng của các loại thảo mộc". Các thành phần có trong cây bồ công anh gồm sterol, choline, inulin và pectin... Những thành phần này có tác dụng diệt khuẩn mạnh, thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, điều hòa đau họng và gan nóng. Người trung niên và cao tuổi có thể ăn vào mùa xuân và mùa hè để ngăn ngừa tình trạng viêm mãn tính do chứng bốc hỏa.

Công thức đề xuất: Bồ công anh xào tỏi

Nguyên liệu: 300g lá bồ công anh tươi, 15g tỏi băm, 1 thìa nước tương, lượng muối vừa đủ và một ít dầu mè.

Cách làm món bồ công anh xào tỏi

Bước 1: Rửa sạch rau bồ công anh, chần qua nước sôi trong 30 giây (để loại bỏ vị đắng), vớt ra và rửa sạch bằng nước lạnh. Đun nóng dầu trong chảo, cho tỏi băm vào xào ở lửa nhỏ đến khi chuyển màu vàng nâu, dậy mùi thơm.

4 món mà người trung niên và cao tuổi nên ăn vào mùa xuân để tăng cường miễn dịch, giảm bệnh tật - Ảnh 3.

Bước 2: Tiếp đó bạn chỉnh lửa lớn rồi cho rau bồ công anh đã chần vào, xào nhanh tay. Sau đó thêm nước tương, rưới chút dầu mè để tăng hương vị. Nếu thích bạn có thể cho một chút bột nêm hoặc tinh chất cốt gà, ớt (tùy thích). Xào cho đến khi rau chín và ngấm gia vị thì tắt bếp, lấy ra đĩa.

Thành phẩm món bồ công anh xào tỏi

Sau khi chần, vị đắng từ rau bồ công anh giảm đi hoàn quyện vào mùi thơm của tỏi rất hấp dẫn. Món ăn này ít chất béo, nhiều chất xơ, thích hợp với người trung niên và cao tuổi, đồng thời có tác dụng thúc đẩy quá trình giải độc gan.

3. Củ cải: Bổ phổi, giảm đờm, tăng cường sức đề kháng bệnh tật

Người xưa đã có câu "Ăn củ cải vào mùa đông, ăn gừng vào mùa hè". Tinh dầu, vitamin C và kẽm trong củ cải trắng có tác dụng làm giảm đờm, giảm ho, đồng thời thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Nó giàu chất gây cảm ứng interferon, có thể kích hoạt các tế bào miễn dịch của con người và chống lại sự xâm nhập của virus.

Công thức đề xuất: Canh củ cải trắng hầm xương bò

Nguyên liệu: 1 củ cải trắng, 500g xương bò (dùng sườn hoặc đuôi bò), 10g kỷ tử, 3 lát gừng, 1 thìa rượu nấu ăn và một lượng muối vừa đủ, một ít hành lá thái nhỏ.

Cách làm món canh củ cải hầm xương bò

Bước 1: Rửa sạch xương bò sau đó cho vào nồi nước, thêm rượu nấu ăn rồi chần khoảng 3-5 phút cho sạch mùi hôi và lượng huyết thừa. Sau đó vớt xương ra, rửa sạch lại với nước ấm rồi để ráo. Cho xương bò và gừng thái lát vào nồi, thêm nước rồi đun sôi trên lửa lớn. Sau khi hớt bọt xong bạn chỉnh lửa nhỏ rồi ninh trong khoảng 35-40phút.

Bước 2: Gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt củ cải trắng thành từng miếng. Sau khi hầm xương xong bạn cho củ cải vào, đun nhỏ lửa thêm 30 phút, đến khi củ cải chuyển trong suốt. Tiếp đó bạn nêm muối vừa ăn, đun sôi thêm 5 phút rồi tắt bếp. Cuối cùng lấy canh ra tô, cho kỷ tử và rắc hành lá cắt nhỏ để trang trí.

4 món mà người trung niên và cao tuổi nên ăn vào mùa xuân để tăng cường miễn dịch, giảm bệnh tật - Ảnh 6.

Thành phẩm món canh củ cải hầm xương bò

Xương bò có tính ấm và bổ dưỡng, trong khi củ cải có tính thanh mát, sự kết hợp của cả hai có tác dụng trung hòa độ nhờn. Món canh có tác dụng dưỡng phổi, làm ấm dạ dày, đặc biệt thích hợp để phòng cảm lạnh vào mùa thu đông.

4. Rau cải dại: Cải thiện thị lực, tăng cường lá lách và tăng cường khả năng miễn dịch

Rau cải dại/rau tề thái... được mệnh danh là "loại cỏ cứu sinh" vào mùa xuân, giàu carotene, vitamin B2 và canxi. Axit ascobic trong cây cải dại có thể kháng khuẩn và cầm máu, chất xơ trong cây cải dại được bổ sung qua chế độ ăn uống có thể điều chỉnh hệ vi khuẩn đường ruột, giúp người trung niên và cao tuổi cải thiện thị lực cũng như chức năng tiêu hóa.

Công thức đề xuất: Trứng rán rau cải dại

Nguyên liệu: 200g rau cải dại, 3 quả trứng gà, lượng muối vừa đủ và một ít dầu ăn.

Cách làm món trứng rán rau cải dại

Bước 1: Rửa sạch rồi chần rau cải dại trong khoảng 5 phút. Vớt rau cải dại ra, ngâm vào chậu nước lạnh sau đó vắt khô, thái nhỏ rồi để riêng. Đập trứng vào bát, thêm chút muối rồi đánh đều. Tiếp theo cho rau cải dại vào, trộn đều cùng trứng.

Bước 2: Đổ dầu vào chảo nóng, tiếp đó cho hỗn hợp rau cải dại và trứng vào, chiên ở lửa vừa cho đến khi đông lại, sau đó tùy vào sở thích bạn có thể đảo nhẹ (để trứng cùng rau cải dại tách thành từng miếng nhỏ) hoặc lật mặt trứng đến khi chín hoàn toàn.

4 món mà người trung niên và cao tuổi nên ăn vào mùa xuân để tăng cường miễn dịch, giảm bệnh tật - Ảnh 8.

Thành phẩm món trứng rán rau cải dại

Với phương pháp đơn giản nhất nhưng bạn đã có một món ăn bổ dưỡng. Mùi thơm của rau cải dại và vị mềm béo của trứng bổ sung cho nhau. Món ăn rất giàu lutein và protein, có tác dụng bảo vệ thị lực và tăng cường thể lực.

Kết luận: Rau hẹ, bồ công anh, củ cải và rau cải dại là 4 loại rau đều có tác dụng chữa bệnh và là những nguyên liệu dùng để nấu các món ăn ngon dễ dàng tại nhà. Người trung niên và cao tuổi có thể nâng cao khả năng miễn dịch dần dần bằng cách thay đổi thực phẩm hằng tuần, tập thể dục vừa phải và duy trì lịch trình làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Lưu ý: Bồ công anh có tính hàn, vì vậy những người thể trạng yếu nên nấu bồ công anh với gừng và tỏi; không nên ăn củ cải với nhân sâm để tránh làm mất tác dụng bổ dưỡng.

Chia sẻ