3 thực phẩm mọc mầm độc ngang thạch tín, nhiều người không biết mà ăn vào sớm mắc ung thư

Ngọc Ái,
Chia sẻ

Đến cả người quen tay với việc nấu nướng mấy chục năm vẫn có thể hoang mang vì không biết thực phẩm mọc mầm loại nào ăn được, loại nào không.

thực phẩm mọc mầm chứa chất độc hại nhưng cũng có loại trở nên ngon hơn, giàu dinh dưỡng hơn. Điều quan trọng là chọn sao cho đúng. Tuy nhiên, bác sĩ dinh dưỡng Zuo Xiaoxia thuộc Trung tâm Y tế số 8 Bệnh viện Đa khoa Quân đội Giải phóng Nhân dân (Bắc Kinh, Trung Quốc) chia sẻ, hầu hết mọi người thường ăn rau củ mọc mầm theo thói quen hoặc sở thích. Trong khi lại ít quan tâm, tìm hiểu loại nào thật sự tốt và loại nào độc hại, gây hại ra sao.

Để tránh cảnh ăn vừa không ngon lại ngộ độc, mắc bệnh tật - nhất là ung thư, ông cũng chỉ ra 3 thực phẩm tuyệt đối không ăn khi đã mọc mầm dưới đây:

Khoai tây mọc mầm

Khoai tây khi mọc mầm sẽ sinh ra solanine - chất độc tự nhiên có thể gây ngộ độc. Mặc dù phần mầm có thể loại bỏ, nhưng solanine vẫn tồn tại trong củ khoai, đặc biệt là các phần có đốm xanh và không biến mất ngay cả khi nấu chín.

3 thực phẩm mọc mầm độc ngang thạch tín, nhiều người không biết mà ăn vào sớm mắc ung thư- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Nếu tiêu thụ với số lượng lớn, solanine có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt, và đau đầu. Ngộ độc solanine nghiêm trọng có thể gây tổn thương hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và thậm chí tử vong. Nếu ăn khoai tây mọc mầm lâu dài, nguy cơ mắc bệnh ung thư cũng gia tăng do chất độc này ảnh hưởng đến các tế bào trong cơ thể.

Sắn mọc mầm

Sắn chứa glycoside cyanogenic, hợp chất có thể chuyển hóa thành xyanua - một chất độc mạnh, gây ngộ độc. Khi sắn mọc mầm, hàm lượng xyanua sẽ tăng lên rất nhiều, khiến độc tố tích tụ nhiều hơn trong củ. Xyanua có thể gây khó thở, chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu và tổn thương các cơ quan quan trọng như tim, phổi.

Ngoài ngộ độc, ăn sắn mọc mầm cũng làm giảm chất lượng dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài. Hơn nữa, xyanua có thể gây ra các bệnh như rối loạn thần kinh và bệnh tim mạch khi tiếp xúc nhiều.

Lạc mọc mầm

Lạc (đậu phộng) mọc mầm có thể là dấu hiệu của môi trường không an toàn, nơi nấm mốc phát triển và sinh ra aflatoxin - một chất gây ung thư. Bạn có thể không nhận ra ngay lập tức rằng lạc đã bị nhiễm aflatoxin, bởi vì chất này không thay đổi mùi vị hay màu sắc của lạc. Tuy nhiên, việc tiêu thụ lạc bị nhiễm aflatoxin có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như suy gan cấp, ung thư gan, và thậm chí tử vong.

3 thực phẩm mọc mầm độc ngang thạch tín, nhiều người không biết mà ăn vào sớm mắc ung thư- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Aflatoxin cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em và gây ra các vấn đề về tăng trưởng, hệ thần kinh. Do đó, tuyệt đối không ăn lạc đã mọc mầm, lạc bị nấm mốc hay có dấu hiệu hư hỏng nào khác. Hãy đặc biệt chú ý tới quá trình bảo quản lạc, tránh ẩm ướt hay nhiệt độ cao, tiếp xúc nấm mốc.

Nguồn và ảnh: Aboluowang, Eat This

Chia sẻ