Vì sao bác sĩ lại khuyên "tập thể dục nhiều trước tuổi 40, ít hơn sau tuổi 50 và chỉ nên tập đúng cách ở tuổi 60"?

Bảo Nam,
Chia sẻ

Thông thường, chúng ta không tập thể dục khi còn trẻ mà chỉ tập luyện chăm chỉ khi về già, điều này vi phạm quy luật tự nhiên và có thể dễ dàng hủy hoại cơ thể.

Chúng ta đều biết rằng tập thể dục là tốt, nhưng bác sĩ Xu Zaichun (một bác sĩ y học cổ truyền nổi tiếng Trung Quốc, hiện đã nghỉ hưu) lại có quan điểm khác. Trong một cuộc phỏng vấn với Hàng Châu Nhật báo, ông nói: Tập thể dục phải được thực hiện trước tuổi 40, tập thể dục ít hơn sau tuổi 50, và chỉ nên tập đúng cách ở tuổi 60.

Ông nhấn mạnh rằng thể dục không giống như chăm sóc sức khỏe, vận động nên được chia theo độ tuổi và giai đoạn. Thông thường, chúng ta không tập thể dục khi còn trẻ mà chỉ tập luyện chăm chỉ khi về già, điều này vi phạm quy luật tự nhiên và có thể dễ dàng hủy hoại cơ thể. 

Thứ nhất, trước tuổi 40 là lúc thể chất ở trạng thái tốt nhất, có nhiều nhu cầu ăn uống, vui chơi nhất. Nếu không rèn luyện thể dục thể thao, rất dễ dẫn đến bệnh tim mạch, mạch máu não, ung thư.

thoi-gian-tap-the-duc-tot-nhat-vao-buoi-sang.jpg

Thứ hai, sau tuổi 50 nên tập ít hơn là bởi lúc này cơ thể đã có thể lực kém. Việc tập luyện quá sức, sai tư thế sẽ dễ dẫn đến chấn thương. Lợi ích đâu chưa thấy chỉ thấy hại cơ thể. 

Sau tuổi 60, tuy vẫn nên vận động nhưng tốt nhất nên tập đúng cách. Ở độ tuổi này chỉ nên tập những bài tốt cho độ linh hoạt của cơ xương khớp như yoga, thái cực quyền, đi bộ... Không nên quá tham lam mà tập luyện quá nhiều.

5 cách tập thể dục mà sau tuổi 50 cần thận trọng

Guo Yifang, Phó giám đốc Bệnh viện Nhân dân tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc cho biết thể trạng của mỗi người là khác nhau. Do đó, mỗi người sẽ phù hợp với một bài tập, số lượng vận động khác nhau.

Đối với người trung niên và người cao tuổi, 5 loại bài tập này có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa, tốt nhất nên tập ít đi.

1. Leo cầu thang

Khi tuổi tác tăng lên, các khớp trong cơ thể dần bị thoái hóa. Khi leo cầu thang, khả năng chịu lực của khớp gối sẽ tăng lên gấp 3 đến 5 lần, dễ gây tổn thương khớp gối. Đối với người cao tuổi, không nên leo cầu thang để tập thể dục, nếu không sẽ dễ bị chấn thương.

2. Tập thể dục buổi sáng khi bụng đói

Tập thể dục mà không có thức ăn trong bụng dễ dẫn đến lượng máu cung cấp lên não không đủ, gây chóng mặt, đứng không vững, thậm chí đột quỵ.

tap-luyen-hang-ngay-rat-quan-trong-voi-suc-khoe-nguoi-cao-tuoi-162824019912781985844.jpg

3. Bài tập xoay vai

Người cao tuổi có các triệu chứng khó chịu ở vai, cổ sẽ muốn tập thể dục bằng cách xoay vai. Tuy nhiên, làm quá mạnh sẽ tăng áp lực lên khớp vai, từ đó có thể dẫn đến tổn thương chóp xoay và làm trầm trọng thêm các triệu chứng.

4. Xoay đầu cổ

Xoay đầu cổ cũng là bài tập cột sống cổ được nhiều người lớn tuổi ưa thích, nhưng động tác này rất nguy hiểm. Đặc biệt đối với người già bị xơ cứng động mạch và mảng bám động mạch, việc tập quá sức có thể gây chóng mặt, nôn mửa, đồng thời khiến mảng bám động mạch bong ra, dẫn đến tai nạn.

truong-tho-khong-phai-la-tap-the-duc-nhieu-ma-la-kien-tri-thuc-hien-hai-dieu-nho-nay-34a1_result-1646568513-305-width640height341.jpg

5. Đi bộ quá nhiều

Nhiều người cao tuổi có thói quen đi bộ rất nhiều cùng một lúc, thậm chí đi bộ 10.000-20.000 bước mỗi ngày. Điều này không chỉ khiến cơ thể bị choáng mà còn khiến cơ thể kiệt sức, gây nhiều gánh nặng cho đầu gối và gây tổn thương khớp gối.

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo người già 60, 70 tuổi trở lên chỉ nên tập thể dục 150 phút mỗi tuần với những bài tập có cường độ phù hợp tình trạng sức khỏe. Người cao tuổi có thể lên thời gian biểu hàng tuần, mỗi ngày tập từ 10 đến 30 phút, tùy theo khả năng và nhu cầu của bản thân.

Những bài tập tốt cho sức khỏe người cao tuổi, bao gồm: chạy xe tại chỗ, bơi lội, thái cực quyền, yoga cho người cao tuổi...

Khi tập luyện cần lưu ý tốc độ tăng dần: 5 phút đầu nên làm chậm, cường độ thấp rồi mới từ từ tăng tốc độ và nhịp tim. Sau mỗi buổi tập người cao tuổi cũng nên thả lỏng cơ thể vài phút để từ từ trở về trạng thái ban đầu.

Chia sẻ